VIETNAM
NEWS
NETWORK (VNN)
P.O
Box
661162
Sacramento
,
CA
95866
Phone & Fax: 916-480-2724
Email: vnn@vnn-news.com
<mailto:vnn@vnn-news.com>
Website: www.vnn-news.com
<http://www.vnn-news.com/>
**********************************
Bài Vở Hàng Ngày
Ngày 17 Tháng 09 Năm 2007
**********************************
1- Bình Luận Thế Giới
- Ở Việt
Nam Mỹ Mất
Mà Ðược - Ở Iraq Mỹ Bại
Là Thua Luôn
Lý Ðại Nguyên
2- Thời Sự Việt
Nam
Mường Giang
3- Diễn Ðàn Hải Ngoại
- Về một
người mang tên Trần Khải Thanh Thủy
Chu
tất Tiến
4- Tin Tức Quốc Nội
- Ðức Ðệ tứ Tăng thống Thích Huyền Quang ban hành Giáo chỉ thành lập Văn phòng II Viện Hóa Ðạo mới
5- Tham Khảo
- Chân dung công an Việt Cộng ngày nay
Nhóm Phóng Viên Dân Chủ-Nhân Quyền
6- Thế Giới Kỳ Bí
- Cây cỏ cũng
có tâm óc
Phạm Thái Lai
7- Gương Xưa Tích Cũ
- Có phần thì hưởng
Mõ Sàigòn
**********************************
1- Bình Luận Thế Giới
- Ở Việt Nam Mỹ Mất Mà Ðược - Ở Iraq Mỹ Bại Là Thua Luôn
Lý Ðại Nguyên
(VNN)
Nhiều lần tổng thống Mỹ, George W. Bush tuyên bố, quyết định của ông về chiến tranh Iraq đều tùy thuộc nơi các tư lệnh chiến trường. Với 2 cuộc điều trần trước Hạ Viện và Thượng Viện Mỹ của đại tướng David Petraeus, tư lệnh quân đội Hoa Kỳ tại Iraq và đại sứ Mỹ tại Iraq, Ryan Crocker, ở đây tướng Petraeus nói rằng, ông tin là vào giữa năm 2008, quân số Hoa Kỳ tại Iraq sẽ trở lại mức độ như chưa tăng 30.000 quân dịp vừa qua, nghĩa là vẫn duy trì khoảng 130.000 quân. Như vậy theo tướng Petraeus, 30.000 quân tăng viện do tổng thống Bush điều động tới Iraq có thể trở về nước vào giữa năm tới. Ðồng thời tướng Petraeus cũng lên án Iran đã tìm cách thực hiện một cuộc chiến tranh ủy nhiệm chống lại quốc gia Iraq và các lực lượng Liên Minh, bằng cách hỗ trợ cho các phần tử tranh đấu vũ trang người Shia tại Iraq. Ðại sứ Mỹ tại Iraq, Ryan Crocker cảnh báo rằng: "Iran có thể sẽ tiến vào khoảng trống chính trị tại Iraq, nếu lực lượng Hoa Kỳ rời khỏi Iraq quá sớm". Buổi điều trần trước Thượng Viện, đại sứ Crocker nhận rằng, có tình trạng bất lực trong chính phủ Trung Ương Iraq, nhưng đã có những tiến bộ ở cấp Ðịa Phương, và đó là hy vọng sẽ giúp thúc đẩy tiến trình hòa hợp quốc gia. Ông nêu lên tình trạng chậm chạp trong tiến bộ về hòa giải chính trị giữa các giáo phái và sắc tộc, nhưng nếu bỏ đi nỗ lực này sẽ gây ra tổn thất nặng nề về sinh mạng và có thể là sự xung đột giữa các địa phương. Xem vậy có phần chắc chắn, tổng thống Bush sẽ không phải là người chịu bỏ cuộc tại Iraq.
Những người phản đối ông Bush nói là Hoa Kỳ sẽ lún sâu vào cuộc chiến Iraq và sẽ chịu thất bại như Việt Nam. Ông Bush đã thẳng thừng chỉ trích lập luận này và nói rằng, cuộc chiến mà Hoa Kỳ theo đuổi tại Iraq cũng là cuộc chiến ý thức hệ như họ đã theo đuổi ở Viễn Ðông. Nhưng:"Một trong những di sản không thể không nhận thấy của Việt Nam là cái giá của việc Hoa Kỳ rút đi do hàng triệu công dân vô tội trả, những người mà sự khổ đau của họ đã tạo ra những từ mới như "thuyền nhân", "trại cải tạo" và "cánh đồng chết". Ngược lại ông Bush nói: " Sự hy sinh của hàng vạn lính Mỹ ở Châu Á đã tạo ra Nam Hàn và Nhật Bản, các nước mà cách đây vài chục năm ít ai nghĩ rằng sẽ là đồng minh hàng đầu của Hoa Kỳ". Khi ông Bush nêu bật sự kiện bỏ Việt Nam, không những dân Ðông Dương bị trả một cái giá quá đắt, mà nước Mỹ cũng bị một vết thương chí tử. Còn việc theo đuổi đến cùng như ở Nhật Bản, Nam Hàn thì 2 nước này trở thành đồng minh chí cốt của Mỹ, để bày tỏ quyết tâm là ông dám hy sinh tất cả cho vị thế của Hoa Kỳ đứng vững tại Iraq nhằm ổn định vùng Trung Ðông.
Công bằng mà xét,
việc Mỹ bỏ Việt Nam quả là tàn nhẫn đối với người dân Việt Nam và Ðông Dương, là một mối nhục cho quốc dân Mỹ, nhưng đổi lại trên thế chiến lược toàn cầu, thì nhờ đó, nước Mỹ không tốn một viên đạn nào đã phá tan được thế giới Cộng Sản. Cả khối Ðông Âu và Liên Bang Nga đã trở thành Dân Chủ. Hai nước Tầu, Việt hiện nay chỉ còn cái vỏ cộng sản, nội dung đã thành thứ Tư Bản man rợ và đều sống bám vào thị trường Mỹ và các nước tự do, cũng như vốn đầu tư của các công ty đa quốc gia. Riêng ở Việt Nam chính sách nhập nội của Mỹ tại Việt Nam đã khiến từ dân chúng tới nhà nước đều hoan hỷ tiêu tiền dollars rất phổ biến. Sinh ngữ bắt buộc là tiếng Mỹ, và còn rất nhiều lãnh vực văn hóa, xã hội, kinh tế cũng đang bị Mỹ hóa, chỉ trừ lãnh vực chính trị là cộng đảng chưa chịu dân chủ hóa, để cho dân chúng được tự do phát huy tinh thần dân tộc, nhằm chủ động dung hóa những ảnh hưởng tốt của văn hóa Mỹ và thế giới, khiến cho Việt Nam trở thành thùng rác khổng lồ chứa đủ mọi thứ cả tốt lẫn xấu, và thối tha tệ hại, chỉ vì căn tính tham lam, nô lệ, vọng ngoại của truyền thống cộng sản.
Có thể nói: Ở Việt Nam, Mỹ mất để mà được cả. Nhưng còn ở Iraq, Mỹ bại là thua luôn. Vì ở Việt Nam Mỹ đã dùng khổ nhục kế là trao cả nước Việt Nam vào tay Việt Cộng, để buộc Việt Cộng phải chọn làm đầy tớ cho một tên đàn anh cộng sản quốc tế tham ác là Nga hoặc Tầu. Việt Cộng đã chọn Nga chống lại Tầu. Từ đó cuộc "huynh đệ tương tàn" trong Thế Giới Cộng Sản nổ ra công khai. Kết quả như thiên hạ đã chứng kiến: Liên Xô tan rã. Tầu Cộng biến thái. Còn
hiện nay, nếu Mỹ đi theo khuynh hướng chủ bại của các chính khách Dân Chủ, và dư luận chống chiến tranh của dân chúng Mỹ, thì Iraq sẽ rơi vào vòng khống chế của Iran, hay ít ra như lời tướng David Petraeus nói: "Iran đang tìm cách thành lập một lực lượng tại Iraq cũng giống như các phần tử dân quân Hezbollah của Hồi Giáo Shia tại Liban". Có nghĩa là Iran sẽ dùng cánh Hồi Giao Shia quấy đảo toàn vùng Trung Ðông, đáng ngại nhất cho tình thế mong manh hiện nay giữa Do Thái và Palestine. Tình trạng xấu nhất là chế độ Hồi Giáo Toàn Thống của Iran sẽ bao trùm lên Iraq, trực tiếp đe dọa Saudi Arabia đồng minh chính của Mỹ trong vùng. Ðể ngừa trước, Hoa Kỳ đã quyết định bán những loại vũ khí tối tân cho Saudi. Như vậy nguy cơ về một cuộc chiến giáo phái trong Ðạo Hồi sẽ tàn phá toàn bộ trung tâm dầu hỏa của thế giới. Nước Mỹ sẽ chẳng được lợi gì trong cảnh đó.
Khi ông đại sứ Crocker nói là đã có tiến bộ ở cấp địa phương, có nghĩa những vùng sản xuất dầu hỏa tại Iraq đã được ổn định. Thật tình trong cưộc chiến Iraq, ít khi nghe thấy bọn khủng bố phá hủy những giếng dầu tại đây. Như vậy, mặt an ninh về sản xuất dầu lửa là huyết mạch của Iraq và nguồn lợi chính của các ông chủ Mỹ, vẫn vững như bàn thạch. Vậy làm sao chính khách Mỹ nói bỏ Iraq là bỏ được? Chẳng những ông Bush không thể bỏ, mà ngay đến một vị tổng thống thuộc đảng Dân Chủ may mắn chiếm được tòa Bạch Ốc ở cuộc tổng tuyển cử 2008 - 2012 này, cũng lại càng không thể bỏ. Trái lại với chính sách của đảng Dân Chủ buộc tổng thống Bush phải chạy non ở Iraq, làm cho đảng Cộng Hòa mất ghế tổng thống, thì sẽ làm cho tình thế Iraq tồi tệ thêm. Lúc đó nếu cờ đến tay Dân Chủ thì không biết ông, hay bà tổng thống của đảng Dân Chủ phải xoay trở ra sao? Ôm nhau mà khóc! Hay là
phóng hỏa tiễn nguyên tử vào đầu mấy ông Ðạo tại Iran? Ðàng nào thì nước Mỹ cũng lâm vào cảnh tuyệt lộ. Nước Mỹ sẽ tự đánh mất vai trò Siêu Cường Số Một trên thế giới của mình, tha hồ để cho Tầu cộng hô phong hoán vũ, đe nẹt nhân loại, bành trướng ảnh hưởng khắp thế giới. Trước nguy cơ đó, dù cho đảng Cộng Hòa có bị thất thế trong cuộc tổng tuyển cử tới, ông Bush cũng đành phải chấp nhận để từng bước ổn định tình thế tại Iraq, nhằm ngăn bước bành trướng của Iran. Làm vậy biết đâu cử tri Mỹ lại chẳng thấy được việc ông, bà ứng viên tổng thống của đảng Dân Chủ, vì chơi trò mị dân, mà có chính sách phiêu lưu nguy hiểm ở Iraq, còn hơn là cuộc phiêu lưu quân sự của ông Bush đã mở ra cuộc chiến chống khủng bố khó nuốt tại Iraq? Biết đâu, chẳng vì vậy, mà một ứng viên tổng thống Cộng Hòa nào đó, có chính sách đáp ứng đúng với đòi hỏi của tình thế sẽ được cử tri Mỹ lựa chọn chưa chừng?
=END=
2- Thời Sự Việt Nam
- Chuyện dài của nhà máy
lọc dầu Dung Quát
Mường Giang
(VNN)
Hẳn đi một dạo, bỗng dưng mấy hôm nay
báo chí trong và ngoài nước lại bàn tán xôn xao về những vấn đề có liên quan tới Nhà Máy Lọc Dầu Dung Quất (Quảng Ngãi), một câu chuyện dài, dai và dở nhất trong sự nghiệp làm kinh tế của đảng Việt Cộng.
Cũng theo tin tức từ tờ Lao Ðộng xuất bản tại thành Hồ ngày
28-8-2007, cho biết các tổ hợp quốc tế đang liên doanh làm ăn chung với VC - mà đúng đầu là nước Pháp - đã tuyên bố rằng công trình xây dựng tại Dung Quất lại phải trễ thêm 6
tháng như dự tính và trên hết là muốn hai bên đàm phán lại về tổn phí xây dựng. Tiếp theo là nhà thầu quốc doanh Cieno-1 cũng chính thức gửi thư cho các chủ đầu tư là họ sẽ rút lui để bảo toàn sinh mệnh cho công nhân đang làm việc tại Dung Quất vì bị hành hung trộm cướp ngay tại công trường cũng như trong khu vực đang tạm trú. Tóm lại chuyện dài Dung Quất và kế tiếp sẽ là nhà máy điện nguyên tử Ninh Thuận, từ đầu tới cuối cũng chẳng qua là một trò chơi đen đỏ theo kiểu 'đánh bài lật ngửa', tạo dịp cho các quan chức VC từ lớn tới bé có cơ hội hốt đô la dài dài, chẳng những từ túi các nhà thầu, mà bằng cớ mới nhất là câu chuyện để tổ hợp Technip trúng tuyển sau khi đã nhận tiền hối lộ 25 triệu USD,
cho tới sự cắt xén ăn chận ngân sách của nhà nước dùng để xây dựng công trình, nên mới có chuyện dự liệu ban đầu là 1, 2 tỉ đô la nay đã leo lên gấp đôi và sẽ còn bao nhiêu nữa đâu có ai có thể đoán được. Cũng theo tin từ báo Lao Ðộng, thì Tổng công ty dầu khí VN là Petro và Hoàng Trung Hải, phó thủ tướng VC có trách nhiệm về Dung Quất, đã lên tiếng chính thức 'không chấp nhận những đòi hỏi của Technip về đòi hỏi tài
chính và gia hạn ngày giao thầu'. Nhưng thê thảm nhất vẫn là lời tuyên bố của Nguyễn Ðức Kiên, chủ nhiệm Ủy ban kinh tế và ngân sách quốc hội VC vào ngày 18-7-2006 trong khi trả lời phỏng vấn của tờ Thời Báo
Kinh Tế VN đã gián tiếp xác nhận 'GIÁ DẦU XĂNG ÐƯợC SẢN XUẤT T[1]I DUNG QUẤT SẼ CAO HƠN NHIỀU LẦN GIÁ NH
P KHẨU'.
Từ ngày lập quốc đến nay, trải qua mấy ngàn năm văn hiến, dân tộc Việt Nam vẫn cha truyền con nối, chọn tương lai trên sông nước biển khơi, do trên sử sách thế giới mới khen tặng người nước ta giỏi thủy tánh và bơi lội như rái cá. Trong dòng năm tháng giữ nước, các đia danh Như Nguyệt, Bạch Ðằng, Chương Dương, Hàm Tử, Vàm Cỏ, Lô Giang.. và mới nhất là Hoàng Sa ngoài khơi Ðông Hải, đã là mộ địa chôn xác giặc thù xâm lăng, ngàn đời không phai nhòa
chiến sử. Hai mươi năm Miền Nam dươi chế độ Cộng Hoà (1955-1975), các vị nguyên thủ Quốc Gia, từ Cố Tổng Thống Ngô
Ðình Diệm tới Nguyễn Văn Thiệu, cũng đã hướng về biển Ðông để dự trù kế hoạch phát triển kinh tế, trong đó có việc khai thác dầu hỏa-khí đốt và xây dựng các nhà máy lọc dầu. Tiếc thay, Cộng sản Bắc Việt xâm lăng, đã thiêu rụi tất cả tương lai của Dân Tộc, khiến cho VN ở thế kỷ XXI vẫn không ngẩn mặt được, để tự nhìn trời đất thênh thang như bao người, càng nghĩ càng thảm thê tận tuyệt.
Biển VN ngày nay theo qui ước quốc tế, ngoài 3300 cây số chạy dài từ Móng Cáy tới Hà Tiên, còn có một thềm lục địa rộng trên 2 triệu cây số vuông với 4000 hải đảo lớn bé, chứa nhiều thủy sản, khoáng chất, dầu lửa và khí đốt. Nhưng cộng sản quốc tế vì quyền lợi của đảng, từ năm 1958 tới nay đã manh tâm bán nhượng quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa và nhiều phần biển quý trong vịnh Bắc Việt cho kẻ thù truyền kiếp Trung Cộng. Mới đây, Hà Nội lại ký nhiều hiệp ước bất bình đẳng với Tàu, công khai đồng thuận để giặc bắn giết đồng bào ngư phủ ngay trên biển đảo yêu quý của quê hương mình. Ngày nay, VN đã nghèo khổ lại càng khốn đốn hơn vì diện tích canh tác càng ngày càng bị giới hạn bởi thiên
tai, nguồn tưới và nạn nhân mãn trầm trọng, với 5,2 triệu ha ruộng, phải nuôi hơn 80 triệu người, nên bình quân 0,16 ha dành cho 1 nông dân, nếu theo
quy định của Liên Hiệp Quốc thì quá thấp, dù theo cái loa tuyên truyền thì VN hiện nay là
nước đứng thứ ba (sau Thái Lan, Ấn Ðộ) sản xuất gạo. Nói
chung, gạo thặng dư bán ra ngoài chỉ là vấn đề thời gian, cho nên dù muốn hay không, thức ăn và tương
lai của dân tộc cũng vẫn là biển.
Từ đầu năm 1995, đảng đã uỷ nhiệm cho Viện Hải Dương Học Nha Trang, lo chuyện khảo cứu biển nhưng đó chỉ là kế hoạch, chứ thực tế kết quả không có vì
kinh phí ít, máy móc trang bị cổ lỗ từ thời Pháp và VNCH để lại không được thay thế, sau rốt là nhân sự không có vì không ai chịu học cái ngành không thể tham nhũng này.
Ðó là lý do tại sao càng ngày ngành ngư nghiệp VN càng đi đến chỗ lạm thác, đội ngư thuyền của cả nước nhìn, chỉ có con số báo cáo nhưng thực tế tổng trọng tải thua xa tất cả các nước quanh vùng. Tệ hại nhất là ngư dân không hề được học hỏi hay cho biết cách bảo vệ ngư trường. Trong nước không ban bố luật về khai thác hải sản, vì vậy ngư dân đã dùng loại lưới giả cào mắt nhỏ, tàn sát hết các loại thuỷ tộc, kể luôn những con mới sinh chưa trưởng thành. Ðó là chưa nói tới việc xử dụng chất nổ, mìn và TNT có sức hủy diệt kinh khiếp. Quan trọng nhất là đảng đã đồng thuận hay tai ngơ mắt nhắm, bỏ mặc ngoài xa khơi, vô tình hay cố ý cho phép các tàu ngoại quốc, Nhật, Ðài
Loan, Nam Hàn, Trung Cộng.. tha hồ thu vén hằng chục triệu tấn hải sản. Cũng may thềm lục địa VN còn có dầu và khí đốt mới lôi kéo được sự chú ý của đảng vì tỉ ngạch bán dầu hơn 1 tỷ đô la/1 năm, trong số này, phần lớn lọt vào túi của các cán bộ cao cấp khắp nước.
Lợi ích khai thác và xây dựng ngành
dầu khí, đối với các nước vốn coi như an ninh, quốc sách và được sắp xếp quy hoạch hợp lý. Nhưng đối với xã nghĩa VN thì hồng hơn chuyên, sao cũng được, miễn là có tiền để cùng nhau chia đều từ trên xuống dưới, thế là im re. Chuyện đảng chọn Dung Quất, một làng đánh cá xa xôi tận miền Trung, cách vùng quặng mỏ hơn ngàn hải lý, để thiết lập nhà máy lọc dầu đã nói lên cái chiến lược đem con bỏ chợ, không cần đếm xỉa tới quyền lợi của quốc dân, kinh tế đất nước.. vì chỉ cần làm cho xong, còn kết quả thì chẳng ai cần biết tới. Chuyện khôi hài nhất mà tới nay ai cũng rõ, đó là việc Hà Nội đã thất bại nặng nề qua kế hoạch tìm khoan dầu trong vùng biển, thuộc Mũi Chân Mây, từ Quảng Trị vào tới Qui Nhơn, qua các giếng Cá Sấu, Cá Mập (của BHF), Sư Tử Biển, Bạch Tuộc, Cá Voi Xanh, Cá Heo (BP) và Anh Vũ, Hoàng Oanh, Kim Tước (của Shell). Tất cả chỉ có cát sõi, rong rêu chẳng khác gì thân phận nghèo nàn của người Miền Trung Nước Việt "mùa đông thiếu áo, mùa hè đói cơm".
Miền Trung nước ta là thế đó, ngay thời VNCH dù được chính phủ hết lòng để ý nâng đỡ, thực hiện nhiều dự án tốt như lâp khu kỹ nghệ An Hòa-Nông Sơn (Quảng Nam), nhà máy vôi Long Tho và làm đường tại Quảng Ngải.. nhưng cũng không
cải thiện được cuộc sống cho đồng bào là mấy, nếu so với sự sung túc của dân chúng từ Phú Yên vào tới Mũi Cà Mâu. Thực tế ngàn đời là vậy, nên câu chuyện dài Dung Quất bỗng làm nhớ tới chuyện Nhà Máy Ðiện Nguyên Tử Bataan của Phi Luật Tân. Ðây là một nhà máy sản xuất điện nguyên tử đầu tiên tại vùng Ðông Nam Á có hai hệ thống phát điện, tiền xây dựng của Mỹ và Nhật tặng. Theo đúng lịch trình
thì năm 1986, nhà máy được khánh thành và bắt đầu hoạt động nhưng rồi một sự cố đã xảy ra khi nhà máy điện nguyên tử Chernobyl của Liên Xô
phát nổ ngày 26-4-1986 làm thất thoát ra ngoài hơn 1 triệu tấn chất phóng xạ giết người. Ðó là lý do chính để Quốc Hội Phi,
trên nguyên tắc cấm không cho nhà máy Bataan hoạt động và ngưng việc tiếp tục xây dựng. Phúc
lợi đâu không thấy, chỉ biết hằng năm, chính phủ phải thu thuế dân thêm, để có hằng triệu đô la bảo quản máy móc, nếu không thì số tiền xây dựng hơn mấy tỷ đồng phải trở thành đóng sắt vụn.
Câu chuyện ngẫu nhiên
trùng hợp trên, đã khiến cho người ta cũng phải hoài nghi về chuyện dài Dụng Quất hiện nay, với tiền đầu tư xây dựng đã lên tới 2 tỷ rưỡi mà tương lai thì không biết đâu mò, bởi chuyện khai
thác dầu mỏ là độc quyền của thiên nhiên và vì vậy các nước khai thác luôn gặp trớ trêu của định mệnh. Phương chi dầu mỏ cuả VN so với các nước tiền tiến rất giới hạn, nên có khi nhà máy chưa xây xong thì dầu đã cạn kiệt. Vậy tiền vay nợ ai trả và đó chính
là thắc mắc hiện nay của người trong nước, khi nghĩ tới phúc lợi hay tai hoạ của nhà máy lọc dầu số 1 VN, thực chất chỉ để thỏa mãn nhu cầu chính trị chứ không có lợi gì cho kinh tế như một số lớn các kinh tế gia quốc tế nhận xét lúc tham dự đấu thầu khai thác.
Dù được báo chí
và các đài ngoại quốc có chương trình Việt Ngữ đánh bóng ca tụng tới răng nhưng mặt thật ai cũng biết đất nước VN đang tuột dốc một cách thê thảm, từ kinh tế, quân sự cho tới xã hội, giáo dục. Sở dĩ nay chưa có cuộc đổi đời vì đảng may mắn được đồng bào tị nạn hải ngoại gửi tiền bạc lên tới cả tỉ đô la về cứu bồ hằng năm. Nhưng đây cũng chỉ là chữa cháy, vì đảng có bao giờ nghĩ tới phúc lợi của toàn dân cả nước.
1- Dầu Lửa Và Khí Ðốt Việt Nam
Mấy năm gần đây, sự xuất hiện của dầu lửa và khí đốt ngoài khơi bờ biển VN làm cho các cán bộ cao cấp đảng trở thành những tỉ phú đỏ tiền bạc không sao đếm hết. Khai thác lãnh vực này hiện có rất nhiều công ty
ngoại quốc tham dự, riêng Việt xã nghĩa và quốc doanh Liên Xô cũ hợp tác,
làm thành xí nghiệp liên doanh dầu khí Việt-Xô hay Vietsovpetro, trách nhiệm khai thác ba mỏ Rồng, Ðại Hùng và
Bạch Hổ. Hai mỏ Rồng và Ðại Hùng có tổng sản lượng rất kém chỉ chiếm 20%, còn 80% tổng sản lượng còn lại (từ 62-70 triệu tấn tính tới tháng 9-1999) đều của mỏ Bạch Hổ, thu về cho VC hơn 10 tỉ đô la tiền dầu. Theo tài liệu thì mỏ Bạch Hổ và Ðại Hùng đã được chính phủ VNCH tìm thấy từ năm 1974 nhưng vì chiến tranh triền miên, vấn đề khai thác chưa được thực hiện thì đất nước sụp đổ vào ngày 30-4-1975 nên mãi tới năm 1981, VC và LX mới hợp tác
khai thác dựa theo hồ sơ của hãng dầu Mỹ có trước từ năm 1975. Mỏ này khai thác tới năm 1988 thì có dấu hiệu cạn kiệt vì ai cũng biết, trong
lãnh vực khoan dầu, LX rất thua kém các nước Tây Phương,
dàn khoan lại cổ lỗ, nên cuối cùng phải nhờ bàn tay người Mỹ giúp mũi khoan và thăm dò tìm được gần khu vực đó một túi dầu khổng lồ, nằm cách mặt nước 3000m, có chiều dài 20km, rộng 5km và cao 1,5km. Sự bất tài của LX cũng đã được minh chứng khi nước này giúp Bắc Việt tìm kiếm dầu khí từ 1960-1970 nhưng chỉ tìm được một ít khí đốt tại mỏ Tiền Hải thuộc tỉnh Thái Bình. Hiện nay VN đã tìm thấy nhiều quặng khí đốt ở đồng bằng sông Hồng, Bắc Việt, qua sự hợp tác của ngoại quốc chứ không phải Nga Sô.
Từ năm 1978,
việc khai thác dầu khí đã bắt đầu tại miền Nam, trong đất liền và dọc theo sông rạch của Cửu Long Giang, đồng thời cho một số nước làm ăn theo kiểu liên doanh, khai thác vùng thềm lục địa phía nam từ Vũng Tàu tới Côn Sơn. Tuy nhiên trong giai đoạn này, xí nghiệp dầu khí
liên doanh VIETSOVPETRO (VSP) giữa VC và LX hoạt động từ năm 1981 là quan trọng nhất. Công ty vẫn hợp tác tới nay và chỉ riêng mỏ Bạch Hổ với tổng sản lượng dầu thô sản xuất trên 35 triệu tấn, đưa VN vào hàng thứ 4 ở Ðông nam Á (Indonesien, Malaysia và Brunei). Ðầu năm 1988,
VC ban hành luật đầu tư nước ngoài để câu khách. Nhờ vậy đến năm 1995 đã có 29 hợp đồng ngoại quốc liên doanh với Tổng Công Ty Dầu Khí VC (Petro VN), thu về hơn 1,5 tỷ đô lợi nhuận. Nhờ vậy trong
giai đoạn này, nhiều nhà thầu đã tìm được nhiều mỏ dầu mới Lan Tây, Lan Ðỏ. Các Liên Minh BP-STATOIL-ONCC tìm được khí đốt và dầu tại mỏ Kim Cương Tây và Hải Thạch. Liên Minh AEDC-MOBIL-TEIROKU-BP-STATOIL phát hiện khí đốt và dầu tại mỏ Mộc Tinh. Ngoài ra nhiều mỏ dầu và khí đốt cũng đã được tìm thấy tại các mỏ Rồng Bay, Rồng Ðỏ, Rồng Vĩ Ðại, Hải Cẩu, Ruby, Hồng Ngọc, Lục Ngọc.. Tóm lại trong các liên minh thăm dò dầu khí,
liên minh Nhật-Việt (SVPC) coi như thành công nhất khi khoan được túi dầu vào ngày 20-6-1994 với thu hoạch 10.000
thùng dầu thô/1 ngày. Từ năm 1995, việc thu hồi các khí đồng hành tại các mỏ được thực hiện, đầu tiên là mỏ Bạch Hổ. Khí được dẫn về sử dụng trong khu công nghiệp ở Bà Rịa. Song
song, công ty dầu khí cũng đã liên doanh với các hãng BP-STATOIL-MOBIL-BHP trong dự án dẫn khí đồng hành tại các mỏ ở phiá nam Côn Sơn vào bờ và đã hoạt động từ năm 1998 với công suất 6 tỉ m3/1 năm. Năm ngoái, VN cũng đã tìm được ba mỏ dầu cách bờ biển Phan Thiết chừng 60 km và đã đưa vào khai thác hoạt động trong liên doanh Mỹ-Việt.
Vì quần đảo Trường Sa nay là một đơn vị hành chánh, thuộc Huyện Phú Quý của tỉnh Bình Thuận. Thêm vào đó Phan Thiết có mỏ dầu hỏa, nên nguồn tin Ðảng bán đảo Phú Quý cho Mỹ, để lập căn cứ quân sự và xây nhà máy lọc dầu, khí đốt, có thể trở thành sự thật, dù hiện nay chỉ là tin đồn.
Theo
tin trong nước, từ ngày 1-1-2004, Tổ hợp các Mõ dầu khí Sư Tử Ðen, Vàng và Trắng, nằm ngoài khơi Bình Thuận, chỉ cách Mũi Khê Gà thuộc Hàm Thuận Nam khoảng 60 Km. Cũng tin trên cho biết, năm đầu khai thác 27,1 triệu thùng dầu thô, sau đó trung bình hằng năm là 12 triệu thùng, đạt doanh thu 1 tỷ US. Mỏ Sư Tử Ðen có độ sâu 52 m, thuộc Lô 15,1 thềm lục địa. Các lô dầu trên hiện do Công ty Liên Doanh điều hành Cửu Long
khai thác, bao gồm hợp đồng của các công ty dầu khí PVEP (50%), Conoco Phillipine (23,25%), KNOC Nam Hàn
(14,25%), tập đoàn SK (9%) và Geopetrol (3,5%). Các mỏ dầu của Bình
Thuận, cùng nằm trong bồn trũng của các túi dầu lớn nhất của VN hiện nay, gồm Bạch Hổ, Rạng Ðông và Ruday.
Về việc xây dựng nhà máy lọc dầu số 1 tại Dung Quất, từ khi có dự án tới nay vẫn luôn là
chuyện dài nóng hổi. Ðầu tiên hãng TOTAL tuyên bố bỏ cuộc chơi ngày
6-9-1995, sau đó kế tiếp là các hãng CONOCO (Mỹ), PETRONAS (Malaysia), LG (Nam
Hàn) và CPC-CIDC (Ðài Loan), cho nên thay vì hoàn thành theo dự tính vào
tháng 7-1996 nhưng mãi tới nay cũng không biết đâu mà mò. Theo chân các nước trên và cũng là kẻ chạy cuối cùng là
hãng thầu quốc doanh của Nga Zarubezneft. Không còn cách nào khác nên Ðảng phải tự mình làm
chủ hụi với sự hợp đồng của các tổ hợp Pháp Nhật và Tây Ban Nha qua công ty Technip đại diện vào tháng 5-2005 nhưng tới nay
công trình vẫn dang dở vì có sự bất đồng tài chánh và kỹ thuật của những phe nhóm liên hệ.
2- Nhà Máy Lọc Dầu Số 1 Dung Quất
Dung Quất có lãnh
thổ nằm trong quận Bình Sơn (Quảng Ngãi) và Chu Lai (Quảng Tín) cũ của VNCH.
Vùng này, nay VC gọi là Huyện Núi Thành, thuộc tỉnh Quảng Nam-Ðà Nẳng. Tỉnh Quảng Ngãi hiện nay có diện tích là 5135 km2 và dân số 1.190.000 người. Quảng Ngãi là quê hương của thủ tướng VC muôn năm Phạm Văn Ðồng, người năm 1958, thừa lệnh Hồ Chí Minh, bán hai quần đảo Hoàng
Sa và Trường Sa cho Trung Cộng, để đổi lấy viện trợ và sự giúp đỡ nhân vật lực trong cuộc xâm lăng và cưỡng chiếm VNCH. Quảng Ngãi cũng là quê hương của Trần Văn Trà, nơi phát động chiến dịch đồng khởi tại quận Trà Bồng năm 1960, đánh dấu ngày ra đời cuả cái mặt trận ma Giải Phóng
Miền Nam. Ðây cũng là nơi một thời nổi sóng trong vụ quân Mỹ bị gài độ tại Mỹ Lai về tội thảm sát đồng bào theo VC..
Dung Quất có diện tích tổng quát
là 16.000 ha, gồm 15.000 trên đất liền và 1000 quanh biển hay là vịnh Dung Quất, nằm về phía đông bắc Bình Sơn, với độ nước sâu từ 6-20m, rất thuận tiện cho tất cả các loại tàu thuyền có trọng tải từ 3000-200.000 tấn cập bến. Vùng đất liền kín gió nhờ có mũi Co Co che chở. Riêng khu vực dự trù xây hải cảng với bờ đê chắn sóng, có chiều dài từ 21-23 km. Chung quanh Dung Quất là các làng Vạn Tưởng, An Thành cùng với sân bay Chu Lai nổi tiếng trước năm 1975, với đường băng dài hơn 3,5 km, có thể tiếp nhận nhiều loại máy bay lớn.
Sân bay Chu Lai đã được khánh thành. Chuyện này cũng không
lạ, vì hiện nay hầu hết các phi trường quân sự cũ của VNCH để lại như Phú Bài (Thừa Thiên), Ðà Nẳng (Quảng Nam), Cù Hanh (Pleiku), Nha Trang, Liên Khương
(Tuyên Ðức), Bửu Sơn (Phan
Rang) và Biên Hòa.. đều được VC sửa chữa đề phát triển ngành hàng không nội địa. Phía
tây Dung Quất chừng 10 km là Quốc Lộ 1 và đường xe hỏa xuyên Việt. Từ khi VN mở cửa đón nhận đầu tư nước ngoài, đa số các dự án đều tập trung tại Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Sài Gòn, Biên Hòa, Vũng Tàu là các địa điểm phát triển mọi mặt, nên tiền đầu tư có thể thu hồi dễ dàng.
Trong khi đó miền Trung, kể cả Huế, Ðà Nẳng, Nha Trang.. bị xếp loại khó kiếm lời, cho nên ít có ai chịu bỏ vốn. Nói
chi tới Dung Quất là một làng đánh cá nghèo nàn, nằm trong một tỉnh mà từ lâu
không có nguồn kinh tế nào khả dĩ để câu khách. Dù VC đã phác hoạ nhiều chương trình tràng giang đại hải để quảng cáo như Dung Quất là cửa ngỏ của việc xuất khẩu từ Cao Nguyên Trung Phần. Dung Quất nằm trên đường hàng hải quốc tế Hồng Kông-Ðài Loan-Nhật Bản-Tân Gia Ba. Dung Quất cửa ngõ đi
Lào-Thái-Kampuchia.. Tóm lại theo quảng cáo, đây là cõi thiên đàng.
Nhưng nói là một chuyện, hơn nửa tư bản đỏ trắng, chỉ bỏ tiền vào hợp tác làm ăn khi thấy có lới. Nên mọi sự đều là tiền, mà đầu tiên, chưa kể chi phí tân tạo lại sân bay quốc tế Chu Lai, vốn bị bỏ hoang từ lâu, chỉ tiền thực hiện nhà máy lọc dầu Dung Quất phải tốn 10 tỉ đô la. Do số tiền to lớn nên dù đã có hơn 50 công ty nước ngoài đến tham quan, rồi lại giã từ với lý do vì Dung Quất không có cơ sở hạ tầng. Ðặc biệt là tờ Bangkok Post của Thái Lan số ngày 11-4-1995 chơi xỏ bằng cách in một tấm hình chục làng đánh cá Dung Quật, nằm giữa một động cát trắng, đồi núi xa xăm, lè tè một vài cây dương liễu và dăm mái nhà tranh hắt hiu trước gió rũ, với hàng chữ chua to tướng "Ðây, dự án 10 tỉ đô la cho nhà máy lọc dầu số 1 VN".
Tháng 11-2002, lục đục giữa liên doanh Nga-Việt về dự án xây cất nhà máy
lọc dầu Dung Quất. Dù là đồng chí cũ, nhưng hai bên không ai nhịn ai, đại để Nga thì tố cáo cán bộ VC từ trên xuống dưới tham nhũng, ăn xén tiền đầu tư. Trái lại VC tố Nga ba xạo, chỉ cung cấp cho VC những vật liệu cũ hỏng. Cuối cùng Nga rút và đòi lại tiền chung vốn gần nửa tỉ. Tình trạng cù nhầy trên đã khiến cho phó chủ tịch quốc hội VC là Vũ Ðình Cự khi vào thanh tra về, phải ngao
ngán tuyên bố "một ngày Dung Quất chưa thành hình, thì nhà nước phải tốn từ nửa triệu đến 1 triệu /1 ngày cho dự án này". Theo Cao xuân Thủy, phó ban quản lý khu
công nghiệp Dung Quất, thì việc xây dựng rất quy mô, bao gồm ba khu phía đông cửa sông Trà Bồng, khu đô thị Vạn Tưởng và khu dân cư. Riêng nhà máy lọc dầu số 1 sẽ là ưu tiên thực hiện trước. Khi thành hình, nhà máy có công suất 130.000
thùng /1 ngày. Chi phí xây cất là tiền liên
doanh của Petro VN và tập đoàn Zarubeznheft (Cộng Hòa Liên Bang Nga), hiện đã rút
lui. Mới đây, theo tin Ðài Á Châu Tự Do, thì Pháp nhảy vào
thay thế, và tiền góp chung tăng thêm 200 triêu mỹ kim, tức là vốn đầu tư hơn 1 tỷ rưởi. Trước kia nguyên tắc góp vốn của Nga-Việt là hai nước lấy từ tiền lãi, trong liên doanh khai thác dầu của
Vietsovpetro Vũng Tàu là 50/50. Dự án hứa hẹn khánh thành năm 2003, nay thì theo tin lại hứa vào năm 2004
hay 2005 gì đó. Ngoài ra, hai nước Việt-Nga còn hứa sẽ chung vốn sản xuất nhà máy polypropylen (Chất nhựa PP) và
nhà máy GAZ lỏng. Nay các dự án trên chắc cũng chờ, giống như dự án xây thêm nhà máy lọc dầu thứ 2, rồi nhà máy
cán thép, xưởng đóng tàu biển.. Còn làng quê Vạn Tưởng cũng sẽ trở nên một tỉnh thành lộng lẫy với các phương tiện vật chất tiền tiến, tối tân, nhằm phục vụ cho các ông chủ dầu, chuyên viên và công nhân nhà máy.. Nhiều hãng thầu quốc tế đã làm việc tại đây như hãng UOP
của Mỹ tạo tác phân xưởng hóa chất Naphta, qua khí hydro và Reforming. Hãng IFP của Pháp lo
phân xưởng Cracking. Hãng Mercychem lo phân xưởng trung hòa sút đã sử dụng (CNU). Hãng thầu W.S.ATKINS phụ trách phần đặt và ráp ống dẫn dầu thô từ cảng vào nhà máy.. Riêng công ty ODA của Nhật đầu tư 10 triệu đô thiết kế hệ thống viễn thông, còn hệ thống nước máy thì do công ty Vinaconex thầu. Trong thành phố Vạn Tưởng, kế hoạch sẽ có bệnh viện 100 giường. Tóm lại đây chỉ là hồ sơ gọi thầu và chờ vốn do ba ngả cung cấp: nhà nước, thương gia quốc nội và tư bản bên ngoài.
Về việc chọn Dung Quất làm nhà
máy lọc dầu số 1 VN, mà từ khước Cam Ranh, Nha Trang hay Phú Quý, cho thấy đảng đã có ý định nhằm vào chính trị hơn là kinh tế. Vấn đề chuyên chở dầu khai thác từ các mỏ tận biển Nam, ra tới Quảng Ngãi xa xôi, khiến giá thành rất cao, so
với việc lọc dầu tại Mã Lai, Ðài Loan hay Nhật Bản. Dung Quất dù có được nâng cấp hay o bế bực nào chăng nữa, thì thực tế cũng chỉ là một khu vực kinh tế, chứ không bao giờ trở thành là một khu công nghiệp như các khu công nghiệp Sài Gòn, Biên Hòa, Bà Rịa-Vũng Tàu, dù nơi này cũng có đủ các cơ sở hạ tầng như sân bay, dân cư, đô thị, hải cảng, vùng sản xuất nông nghiệp. Ðó là một sự lúng túng lẫn lộn giữa các nhà quy hoạch xã nghĩa, luôn tưởng rằng hể có chính trị là có kinh tế. Sau đó tự nhiên phát triển hóa rồng, trong khi lại quên mấu chốt chết người, cái sự "đầu tiên", tức là tiền đâu để thực hiện nhu cầu. Rồi thì để làm đúng chỉ tiêu đề ra theo nghị quyết, một thói quen của đảng, người ta cứ nhồi nhét hằm bà làng cho kế hoạch như cơ chế, chính sách, thể chế và luật rừng VN đối chọi với luật kinh tế quốc tế. Sự việc đã khiến cho bất cứ một kẻ hợp tác nào, dù đó người Nga, cùng lò cùng tiệm với VC, cũng chịu không nổi đành bỏ cuộc, ôm của chạy trước để may ra không mất vốn lẫn lời.
Theo các chuyên viên VC, thì chỉ còn một cách là
thay vì dùng danh từ Khu công nghiệp Dung Quất, thì nhà nước cứ gọi bừa nó là Khu Kinh Tế, để hợp thức hoá trên mặt giấy tờ, khiến cho các nhà đầu tư quốc tế không còn sợ và thắc mắc vì sự tréo cẳng ngổng của dự án đang thực hiện. Làm được điều này mới là phép mầu để cứu Dung Quất đang nuốt đô như cán ta năm xưa phà khói thuốc Lào, trong lúc đó chẳng có một ma nào ngó ngàng. Ngày trước nhà nước đổ thừa là tại không được hưởng đặc ân, nên các nhà đầu tư dù rất muốn hợp tác cũng ngần ngại. Nay thì tất cả dành ưu tiên cho Dung Quất, rốt cục cũng chỉ có nước Nga nhảy vào vì được độc quyền cung cấp vật liệu từ A-Z cho việc xây dựng nhà máy. Thế nhưng Nga cũng banh máy phải bỏ chạy, dù VC có hứa với Tổng Thống Putin là sau khi hoàn thành, hai nước lại hợp tác
chung trong việc lập nhà máy Ðiện Nguyên tử đầu tiên cho VN tại Bình Thuận, kinh phí tới vài chục tỷ. Vậy mà vẫn không câu được khách. Nhưng dù thế nào chăng nữa, VC đã khẳng định Dung Quất là địa điểm duy nhất tại VN để lập nhà máy lọc dầu, chẳng những số 1, mà
còn là số 2.. vì có như thế mới cân bằng được sự phát triển đồng đều ba miền Bắc, Trung và Nam.
3- Ác Mộng Nhà Máy Lọc Dầu Dung Quất
Chuyện nhà máy lọc dầu Dung Quất và nhà
máy điện nguyên tử nghe nói sắp tới, quả là những cơn ác mộng rừng rú vô duyên, mà bỗng dưng dân tộc Việt trớ trêu
gánh nhận nợ nần, một sự lãng phí tệ hại nhất về tiền bạc và uy tín quốc gia, mà bất cứ người Việt nào, dù sống ở đâu, cũng cảm thấy xấu hổ tủi nhục vì thân phận nô lệ.
Hiện nay chưa thấy ai chịu nhận trách
nhiệm trên, mặc dù công luận trong và ngoài nước không ngớt la làng tìm hiểu. Tại Bắc Bộ Phu tới nay chứa thấy nói gì nhưng ở Quốc Hội đã có lời qua tiếng lại, chẳng hạn như lời Võ Hồng Phúc 'Bộ Trưởng Ðầu Tư Kế Hoạch' thì rằng: 'Dự án Dung Quất thiếu cơ sở khoa học va kiến thức thực tiễn'. Với Bộ trưởng công nghiệp Hoàng Trung Hải lại nói nhiều hơn: 'Trong lúc thế giới và Á Châu điếng hồn vì sự khủng hoảng tài chính long trời lở đất vào năm 1997, cũng là lúc quốc hội VC bù nhìn a dua theo đảng, chính thức chấp nhận dự án.
Ngoài ra đảng cũng không thu được số vốn đầu tư như mong muốn, vì các công ty Tây Phương, ít ai muốn hợp tác làm ăn với cộng sản, nhất là Liên Xô. Rồi thì sự lục đục nội bộ, khi người Nga trong liên doanh Zarubezhneft muốn đem các máy móc cũ hư để bán nhưng VC không chấp thuận'. Tuy nhiên nói gì thì nói, nhưng cấm không được ai nói tới lý do tại sao lại chọn Dung Quất. Có người nói vì đây là sinh quán của Phạm Văn Ðồng, tuy nhiên lý lẽ trên cũng không được vững lắm, vì ai cũng biết họ Phạm tuy là thủ tướng lâu nhất của xã nghĩa VN nhưng là thủ tướng bù nhìn, từ thời Hồ, tới Lê Duẩn và sau này. Lại có người nói Dung Quất nay nằm trong Huyện Núi Thành, thuộc tỉnh Quảng Nam, là quê hương của Trần Ðức Lương, cho nên đảng chọn là chuyện bình thường.
Mới đây Võ Văn Kiệt, cựu thủ tướng VC cũng đã lên tiếng về Dung Quất, cho biết lúc đầu đảng muốn dựng nhà máy tại Long Sơn thuộc tỉnh Bà Rịa nhưng sau đó lại thay đổi ba địa điểm khác là Ba Ngòi (Cam Ranh), Vân Phong (Vạn
Ninh)-Khánh Hòa và Liên Chiễu (Ðà Nẳng). Tuy nhiên tất cả đều bị công ty hợp tác Total từ chối và cuối cùng Dung Quất chỉ với lý do 'nước sâu', nên được chọn. Kiệt còn nói thêm là lúc đó, tại quốc hội đâu thấy ai nói
tới chuyện dầu thô, thị trường tiêu thụ sản phẩm và nhất là cơ sở hạ tầng, nên nay nhận trách nhiệm nhưng trách quốc hội, lúc đó không nói là sai?
Tuy vậy VC vẫn cứ tiến hành và
quyết định cho xong nhà máy lọc dầu Dung Quất năm 2008, rồi khai trương
năm 2009. Ðây là một sự sai lầm quá đáng của những bộ óc lạc quan, nhất là về độ sâu của biển, như Ðổ Trọng Ngoạn, 'đại biểu quốc hội', nói là hải cảng Dung Quát thật sự rất cạn, vì phù sa của sông Trà Bồng, nên có làm đê cảng thì cũng chỉ có tàu nhỏ vào được mà thôi. Cuối cùng tiến sĩ Vũ Minh Khương tại đại học Harvard đã đưa ra lời nhận định rất chí ly: 'Cho dù Dung Quất có hoạt động được, thì VC cũng phải lổ hằng năm từ 60-100 triêu mỹ kim, vì Dung Quất quá xa nguồn cung cấp năng lượng của VN vốn thuộc loại trung bình (có đó rối mất đó), cho nên muốn phát triển kinh tế thị trường, trước hết phải biết nhắm tới các qui luật, đó là sự lời lỗ mà bất cứ một ai cũng phải nghĩ tới'.
Rồi đây một mai nếu giá dầu sụt giảm khi
tình hình Iraq được an ninh, chừng đó dầu của nước này sẽ mở xả láng, cộng với dầu và khí đốt của các nước Trung Á đang dần dần ngả theo Mỹ. Ngày đó, giá một lít dầu trên thị trường chắc chắn rẻ hơn dầu thô VN chưa tính tiền lọc. Vậy ta bán dầu thô cho được giá hay cứ phải vì nhu cầu chính trị mà chở dầu từ vạn dặm đem củi về rừng? Ðó là lý do lơi nhuận mà các nhà đầu tư không chấp nhận Dung Quất. Còn các dự án hoang tưởng như đã kể trên, chắc cũng sẽ bị quên lãng vì Ðảng đang cầu mong cho nhà máy được khánh
thành. Thế là chỉ tiêu đạt được, còn việc sử dụng hay không lại là chuyện khác, giống như câu chuyện nhà máy điện nguyên tử tại Bataan, Phi Luật Tân.. nay cũng đã vào quên lãng, thật không biết đó là phúc
hay đại họa cho dân tộc mình..
Ba mươi hai năm cưỡng chiếm được Miền Nam và thống nhất cả nước. Mười lăm năm đổi mới, VN ngày nay cái gì cũng có, ngoài viễn ảnh kinh tế vốn đã không
sáng sủa từ lúc khởi đầu, thì nay lại càng suy sụp vì đảng chỉ đặt lợi ích của cục bộ trên phúc lợi của toàn dân. Sự thất bại của VN qua các dịch vụ liên quan đến tôm, hải sản, cá da trơn
(catfish), cà phê, cao su.. cho tơí đồ may mặc, đã nói lên
sự bất tài ngu dốt của đảng cầm quyền. Sự chênh lệch giàu nghèo trong nước đã khiến cho người dân không còn coi lao động là vinh quang như thời kỳ tem phiếu. Ngoài
ra kinh tế trì trệ, khiến số người, nhất là vùng nông thôn, bị thất nghiệp do thiên tai, hạn hán, nạn cúm gia
cầm.. trong khi chính phủ không còn khả năng giải quyết, đã gây ra
tệ trạng xã hội, trộm cướp, bán dâm, xì ke ma tuý..
Ðó là những vấn đê sinh tử, đáng lẽ đảng phải giải quyết giúp cho đồng bào, hơn là đem bạc tỷ để làm công chuyện tô son
bôi phấn, trong lúc mặt thật của VC ai giờ cũng biết, cho dù ở hải ngoại hiện có một ít cầm thú đang nhân danh tự do ngôn luận, cứ uốn cong ngòi bút viết lách ca hát và bôi mặt thân phận tị nạn của chính
mình để làm vừa lòng đảng cướp -/-
Xóm Cồn
đầu tháng 9-2007
MƯNG GIANG
=END=
3- Diễn Ðàn Hải Ngoại
- Về một người mang tên Trần Khải Thanh Thủy
Chu tất Tiến
Có lẽ phải xin lỗi em vì
tôi chưa đọc hết "Tuyển tập Trần Khải Thanh Thủy" dầy gần 400 trang này. Có lẽ tôi sẽ không đọc tiếp nữa, hoặc nếu đọc, chắc phải một thời gian nữa. Một tháng, hai tháng... không chừng. Vì tôi sợ. Vì tôi
không có can đảm. Tôi không thể đọc một mạch như đã từng làm trong nhiều năm đọc sách trước đây. Tôi sợ tôi sẽ bấn loạn, sẽ muốn nổi cơn giận dữ, sẽ muốn vỡ tung lồng ngực ra. Bởi văn chương
của em căng thẳng quá. Văn chương của em là văn nổi loạn, văn phẫn uất, văn của những tâm hồn ngây thơ bị cuộc đời đầy đọa tơi bời, văn của những nữ sinh tiểu học bị lưu manh giật cặp táp, văn của những cánh bướm mỏng manh dẫy dụa trong tiếng cười đắc chí của kẻ tìm bướm ép sách, văn của bông hồng mỏng manh rũ rượi trước gió bão thô bạo. Tuy thế, những bông hoa yếu ớt kia vẫn kiên cường chiến đấu bằng mấy cái gai nhọn lưa thưa, những cánh bướm kia cố gắng các động tác đập, vẫy cuối cùng trước khi chịu nằm im. Thà tan nát xác mình nhưng không cho kẻ ác thỏa mãn
nhìn ngắm mình nguyên vẹn. Ðọc văn của em, tôi tưởng như nhìn thấy một bé gái đang bị côn đồ nắm tóc giật tai, nhưng vẫn cố gắng chiến đấu, bằng hàm răng nhỏ bé, bằng nắm đấm không hơi. Ðến khi không còn sức đẩy, thì xử dụng vũ khí sau hết là chửi văng mạng những danh từ nào nhớ được trong đầu. Mông, đít, cứt, đái... Tất cả là những vũ khí, biết là chẳng gây được chút thương tích nào cho kẻ ác, nhưng vẫn mong chúng chán nản mà bỏ đi.
Nhìn thấy cảnh "người bóc lột người" như thế, tôi phẫn nộ. Tôi bàng hoàng, tôi bập vào môi, tôi rơi nước mắt. Vì tôi thấy mình bất lực, trì độn. Không làm gì được cho em, dù một lời an ủi, một bàn tay vuốt tóc. Tôi không thể dùng sức mạnh của mình mà
che chở cho em, một thân phận lả lướt như bèo, hết trôi xuống Ðông lại tạt lên Tây, hết qua đèo, lại rơi vào nước xoáy. Em cứ bị liên miên theo dõi, trù dập không ngừng, lúc
giật máy vi tính, khi cướp sách vở, lúc đột nhập vào nhà vặn vẹo, khi lén lút mua chuộc, hỏi han.
Càng đọc tuyển tập của em, những đoạn văn tả cảnh bị tra vấn, chấp cung, những đoạn tả tình với các tư tưởng giận dữ, chán ghét, hy vọng và mông lung, tôi có cảm tưởng em như trái bóng bị đá tứ tung, nhưng vẫn vươn
mình lên, tròn trặn, vẫn óng ánh làn da, vẫn thở đầy buồng phổi.
Em bỏ thành phố này sang
tỉnh lỵ khác, em mất tập bản thảo này lại sáng tác bài kia, em lùi một bước vì đứa con thơ nhưng lại tiến lên liên hoàn mấy nhịp điệu mới. Em là giòng nước xanh, Thanh Thủy, dịu dàng luân vũ sông Hồng, ẻo lả sông Thương, dũng mãnh sông Cửu, ngang ngạnh sông Thu Bồn, sông Gấm. Em dồi dào phù sa, em tuôn chẩy sức sống, mặc cho người đào bới, lấp ngọn, ngăn nguồn. Những bài văn của em vẫn đều đều một giọng thanh cao, mặc dù thấp thoáng trong đó là rêu xanh, cỏ úa. Tuy em chửi đời, nhưng vẫn yêu người, Con Người Chân Thực, và Con Nguời Hy Vọng. Em viết trân trọng về Hồ Xuân Hương, một phản kháng trong thi ca, nhưng chính em mới là một Hồ Xuân Hương
cách mạng từ ý tưởng đến ngôn từ. Cách trình bầy "phồn thực" của em thật là độc đáo, trây trúa mà thơ ngây, dân giả mà trí
thức. Cô giáo như em là ngòi nổ sân trường, là cánh hoa phượng gắt gao, đỏ chói, rực rỡ báo mùa nóng bức đang tới. Các đoạn ca dao, tục ngữ của em bắt người đọc cười như điên, rồi lại chùng xuống nức nở với các bài viết về sự tra tấn, hành hạ giữa người tự phong là "đỉnh cao trí tuệ" và người bị coi là đồ vật của một tập thể độc tài, mất lương tri.
Vì thế, tôi không thể đọc tiếp sách của em nữa. Tôi không muốn mình hỗn độn, chập chùng. Tôi không có khí phách như em, dù tôi to lớn. Cũng không
có khả năng chống chọi như em, dù tôi còn tỉnh táo. Tôi chỉ có thể, ngồi tại một nơi xa xôi, cách em cả nửa quả địa cầu, mà gửi đến em một lời chia xẻ mông lung, vài câu xã giao, xuông tình, và mong em thứ lỗi cho sự giả dối của tôi, nếu những điều tôi viết, không đến tự trái tim của một người lưu vong, bất lực trước Tội Ác đang hoành hành trên quê hương mình. Và, chỉ có thể giới thiệu cuốn sách của em - cuốn sách mà
tôi không dám đọc hết- để những ai can đảm hơn tôi có cơ hội chia xẻ cùng em vài ánh văn cách mạng.
=END=
4- Tin Tức Quốc Nội
- Ðức Ðệ tứ Tăng thống Thích Huyền Quang ban hành Giáo chỉ thành lập Văn phòng II Viện Hóa Ðạo mới
LTS: Sau 15 năm Văn phòng II Viện Hóa Ðạo được giao cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Hải ngoại tại Hoa Kỳ điều hành, trước những vấn đề nóng bỏng xẩy ra trong thời gian gần đây, với chiến dịch đàn áp, vu cáo và khủng bố tinh thần đối với GHPGVNTN hiện nay báo hiệu một cuộc bắt bớ, đàn áp nước lũ có thể xẩy ra bất cứ lúc nào, bó buộc Giáo hội phải có biện pháp tự vệ cùng tiên liệu đối phó với tình hình. Do đó, Ðức Ðệ tứ Tăng thống GHPGVNTN Thích Huyền Quang đã ban hành giáo chỉ chính thức thành lập Văn Phòng II Viện Hoá Ðạo để truyền đạt chủ trương, đường lối và hoạt động của Giáo hội tại hải ngoại và trên trường quốc tế, mặt khác nối tiếp nhiệm vụ và hoạt động của Giáo hội gặp khi Viện Hóa Ðạo trong nước lâm tình cảnh khó khăn.
Dưới đây là nguyên văn Giáo Chỉ của Ðệ tứ Tăng Thống Thích Huyền Quang.
GIÁO HộI PH
T GIÁO VIỆT NAM
THỐNG NHẤT
VIỆN TĂNG THỐNG
Tu viện Nguyên Thiều, Xã Phước Hiệp, Huyện Tuy Phước, Bình Ðịnh
Phật lịch 2551 - Số:
09/VTT/GC/TT
GIÁO CH∙
THNH L
P VĂN PHÒNG II VIỆN
HÓA Ð[1]O,
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
- Nhận định rằng 2000 năm lịch Phật giáo Việt Nam là hành trình gắn bó và chung dự với nhân dân và đất nước để bảo vệ chủ quyền dân tộc và xây đắp nền móng quốc gia văn hiến ở mọi thời điểm an nguy hay thái bình, theo giáo lý từ bi cứu khổ, thông qua hành động Hộ Dân, Hộ Quốc, Hộ Pháp;
- Nhận định rằng ý chí hòa bình và tinh thần hòa hiệp dân tộc là chủ trương và đường lối của Giáo hội dưới sự lãnh đạo của Tam vị Tăng Thống tiền nhiệm kinh qua các thời đại ly loạn, chinh chiến phát xuất từ tranh chấp ý thức hệ quốc tế với sự tiếp tay của một bộ phận thừa sai bản địa, tàn phá quê hương và gây chết chóc, khổ ách cho mọi tầng lớp nhân dân;
- Nhận định rằng kể từ khi chiến tranh Việt Nam kết thúc năm 1975, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất vẫn tiếp tục sống trong hoàn cảnh bị bức hiếp, không có tự do, không được quyền hoằng dương Chánh pháp theo truyền thống Phật giáo;
- Nhận định rằng vì nhiều lý do nội tại hay khách quan, vô tình hay cố ý, một số chư Tăng, Phật tử rời bỏ con đường cao rộng của Chánh pháp, đem thân phục vụ thế quyền làm biến tướng Bát chánh đạo và làm nghiêng ngửa Giáo hội;
- Nhận định rằng sự phát triển bền vững của nhân loại ngày nay là cuộc phát triển tổng hợp và đồng bộ trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa, giáo dục, môi sinh; đạo Phật chỉ có thể phục vụ hữu hiệu con người trong một xã hội tự do, tôn trọng nhân quyền và dân chủ. Nhận định này làm nền tảng cho yêu sách phục hồi quyền sinh hoạt pháp lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất tại Việt Nam, và là lý do vận động kiên trì suốt 32 năm qua của Giáo hội và Phật giáo đồ trong nước cũng như công tác vận động quốc tế của Giáo hội và Phật giáo đồ ở hải ngoại;
- Nhận định rằng những cuộc đàn áp liên tục, ngày càng gia tăng của Nhà cầm quyền CHXHCNVN, đặc biệt gần đây đối với các Ban Ðại diện GHPGVNTN tại các tỉnh miền Nam và miền Trung. Hơn nữa, ngày 16 âm lịch Ðinh Hợi tức 28.8.2007, hầu hết hàng giáo phẩm thuộc Ban Chỉ đạo Viện Hóa Ðạo, từ Viện trưởng, Phó Viện trưởng đến đa số các Tổng vụ trưởng bị các Ủy ban Nhân dân Phường mời đi làm việc, song song với chiến dịch báo chí, truyền thanh, truyền hình của Nhà nước trên toàn quốc tấn công, bôi nhọ, vu cáo GHPGVNTN và Viện trưởng Viện Hóa Ðạo, vì Giáo hội thể hiện đức từ bi của đạo Phật góp phần cứu trợ vật chất cho tập thể Dân oan đi khiếu kiện bị thiếu thốn lương thực. Các cuộc cứu trợ thuần túy từ thiện xã hội của Giáo hội đã được thực hiện công khai ngày 13.7 và 17.7 tại Saigon và ngày 23.8 tại Hà Nội. Thực tại Dân oan đi khiếu kiện là mối bức xúc xã hội trầm trọng, sở dĩ còn tồn tại đến ngày hôm nay, là vì nỗi oan ức của người nông dân bị cướp đất, cướp nhà, bị lăng nhục và xúc phạm nhân phẩm từ hơn 20 năm qua không được nhà cầm quyền giải quyết. Chiến dịch đàn áp, vu cáo và khủng bố tinh thần hiện nay đối với GHPGVNTN báo hiệu một cuộc bắt bớ, đàn áp nước lũ có thể xẩy ra bất cứ lúc nào, bó buộc Giáo hội phải có biện pháp tự vệ cùng tiên liệu đối phó với tình hình;
- Nhận định rằng đồng thời với cuộc đàn áp trong nước nhằm tiêu diệt GHPGVNTN,
một số phần tử cơ hội trong cộng đồng Phật giáo hải ngoại tiếp tay gây phân hóa, tạo ly gián, biến tướng chủ trương, đường hướng sinh hoạt của GHPGVNTN Hải ngoại, âm mưu dập tắt tiếng nói của Giáo hội trên địa bàn quốc tế.
Phát xuất từ bảy nhận định cơ bản trên, và trước tình hình cấp cứu hiện tại của Giáo hội trong cũng như ngoài nước, Hội đồng Lưỡng Viện đã triệu tập cuộc họp khẩn hôm 22.8.2007 để nghe báo cáo Phật sự Giáo hội trong và ngoài nước và tìm biện pháp khai thông.
Tiếp thu các đề xuất thù ứng với tình hình của Giáo hội trong giai đoạn mới, nay ban hành Giáo chỉ thành lập Văn phòng II Viện Hóa Ðạo để truyền đạt chủ trương, đường lối và hoạt động của Giáo hội tại hải ngoại và trên trường quốc tế, mặt khác nối tiếp nhiệm vụ và hoạt động của Giáo hội gặp khi Viện Hóa Ðạo trong nước lâm tình cảnh khó khăn:
ÐỆ TỨ TĂNG THỐNG GIÁO HộI PH
T GIÁO VIỆT
NAM THỐNG NHẤT
- Chiếu Hiến chương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN) được Ðại hội Khoáng đại kỳ V ngày 12.12.1973 tu chỉnh;
- Chiếu Nghị quyết Ðại Hội GHPGVNTN kỳ 7 ngày 7.7.1977 lưu nhiệm và bổ sung Hội Ðồng Viện Hóa Ðạo;
- Chiếu biên bản Ðại hội bất thường của Hội Ðồng Lưỡng Viện tại Tu viện Nguyên Thiều các ngày 28, 29, 30.9.2003 và
01.10.2003 để bổ sung nhân sự Hội Ðồng Lưỡng Viện GHPGVNTN và phát triển Giáo hội trước tình thế mới;
- Chiếu Hiến chương GHPGVNTN, chương IX, điều thứ 36 qui định việc thiết lập Bộ Hải ngoại điều hành các chi bộ quốc gia GHPGVNTN hải ngoại trực thuộc Viện Hóa Ðạo;
- Chiếu quy chế Ban Ðại diện Giáo hội Hải ngoại trước năm 1975, có quyền hạn và nhiệm vụ tương đương như Ban Ðại diện Giáo hội cấp Miền tại Quốc nội.
- Chiếu tình hình
Phật Giáo Việt Nam tại Hải ngoại sau 1975, khác với tình hình trước 1975, nên nhân sự lãnh đạo và quần chúng Tăng Ni Phật tử, cần được tổ chức qui mô, hợp lý và thích nghi với hoàn cảnh và xu thế toàn cầu;
- Chiếu phúc trình
tình hình sinh hoạt GHPGVNTN Quốc nội và Hải ngoại trong hai năm 2006-2007;
- Chiếu biên bản cuộc họp bất thường và thu hẹp của chư vị Giáo phẩm trong Hội Ðồng Lưỡng Viện GHPGVNTN ngày 22.8.2007 tại chùa Giác hoa, Sài Gòn, để nghe phúc trình, đánh giá tình hình và lấy quyết định thanh lọc hàng ngũ Giáo hội nhằm đối phó tình hình khẩn trương mới;
NAY QUYẾT ÐịNH
Ðiều 1: Văn phòng II Viện Hóa Ðạo được thiết lập tại Hải ngoại nhằm ba mục tiêu:
1.1 Phát huy Phật giáo Việt Nam trên thế giới để đóng góp phần mình cho nền hòa bình nhân loại, liên hữu với các tổ chức Phật giáo năm châu củng cố cơ sở Phật giáo quốc tế, liên hữu huynh đệ và thông cảm với các tôn giáo bạn, các tổ chức hòa bình, nhân đạo, văn hóa, xã hội trên thế giới;
1.2 Liên hệ giúp đỡ và điều hướng các cơ sở Giáo hội, các tổ chức Phật giáo Việt Nam và các tổ chức, đoàn thể người Việt tại các châu lục trong công tác Phật sự, hoằng dương chánh pháp và văn hóa;
1.3 Mở rộng và thúc đẩy tích cực công tác vận động quốc tế nhằm hậu thuẫn công cuộc phục hồi quyền sinh hoạt pháp lý và thể hiện những ngưỡng vọng thâm sâu của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất trong thời kỳ Pháp nạn tại Việt Nam; tranh thủ quốc tế hậu thuẫn và tham gia các công tác từ thiện xã hội, văn hóa, giáo dục của Giáo hội khi bước sang thời kỳ hậu pháp nạn.
Ðiều 2: Văn phòng II Viện Hóa Ðạo đại diện cho Viện Hóa Ðạo tại hải ngoại để truyền đạt chủ trương, đường lối và hoạt động của Giáo hội trong nước thông qua các cơ sở của Giáo hội ở hải ngoại, các cộng đồng Phật giáo và cộng đồng Người Việt hải ngoại nói riêng, và trong cộng đồng thế giới nói chung.
Ðiều 3: Văn phòng II
Viện Hóa Ðạo trực thuộc sự chỉ đạo và điều hành của Viện trưởng Viện Hóa Ðạo trong nước. Thành viên Văn phòng II Viện Hóa Ðạo do Viện trưởng Viện Hóa Ðạo thỉnh tuyển và chỉ định; tùy theo nhu cầu, hoàn cảnh, các thành viên có thể được bổ sung, hoán chuyển hay thay đổi.
Ðiều 4: Văn phòng II Viện Hóa Ðạo nối tiếp nhiệm vụ và hoạt động của Giáo hội gặp lúc Viện Hóa Ðạo trong nước bị đàn áp không thể hoạt động. Mọi hoạt động của Văn phòng II Viện Hóa Ðạo dựa trên cơ sở lập trường và đường hướng quy định trong bản Hiến chương GHPGVNTN được Ðại hội Khoáng đại kỳ V ngày 12.12.1973 tu chỉnh, và tuân thủ lập trường biểu hiện qua các văn kiện, thông điệp, tuyên cáo, kêu gọi do Giáo hội trong nước công bố từ năm 1992 đến nay.
Ðiều 5: Văn phòng II Viện Hóa Ðạo và các
thành viên được thỉnh cử hoạt động vô thời hạn.
Ðiều 6: Thành
phần Văn phòng II Viện Hóa Ðạo được thỉnh cử như sau:
Chủ tịch: Hòa thượng Thích Hộ Giác
Tổng Thư ký: Thượng tọa Thích Viên Lý
Tổng Thủ bổn: Sư bà Thích Nữ Nguyên Thanh
Tổng ủy viên Nội vụ và Hoằng pháp: Hòa thượng Thích Chánh Lạc
Tổng ủy viên Ngoại vụ: Cư sĩ Võ Văn Ái
Tổng ủy viên Kế hoạch: Pháp sư Niên trưởng Thích Giác Ðức
Tổng ủy viên Từ thiện Xã hội: Hòa thượng Thích Trí Lãng
Tổng ủy viên Giáo dục: Hòa thượng Thích Chơn Trí
Tổng ủy viên Truyền thông: Thượng tọa Thích Giác Ðẳng
Tổng ủy viên Thanh niên: Thượng tọa Thích Huyền Việt
Tổng ủy viên Tài chánh: Thượng tọa Thích Phước Nhơn
Tổng ủy viên Ðặc trách liên lạc Úc châu & Tân Tây Lan: Hòa thượng Thích Như Huệ
Tổng ủy viên Ðặc trách liên lạc Âu Châu: Hòa thượng Thích Trí Minh
Tổng ủy viên Ðặc trách liên lạc Canada: Thượng tọa Thích Thiện Tâm
Ðiều 7: Quyết Ðịnh này thay thế và hủy bỏ Quyết Ðịnh số 27-VPLV/VHÐ do Quyền Viện trưởng Viện Hóa Ðạo ban hành ngày 10.12.1992.
Ðiều 8: Quí vị Viện trưởng, Phó Viện trưởng, Tổng thư ký, Tổng vụ trưởng, Vụ trưởng các Tổng vụ thuộc Viện Hóa Ðạo, và các Hội đồng Ðiều hành Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất tại các châu lục hải ngoại chiếu nhiệm thi hành Giáo chỉ này.
Làm tại Tu viện Nguyên Thiều
Bình Ðịnh, 27.7
Ðinh Hợi, Phật lịch 2551,
nhằm 8 tháng 9
dương lịch 2007
Ðệ tứ Tăng thống GHPGVNTN
(ấn ký)
Tỳ kheo Thích
Huyền Quang
Bản sao kính gởi:
- Thủ tướng Chính phủ CHXHCNVN "đề kính thông tin"
- Ðại diện Ngoại giao các quốc gia trên thế giới có cơ quan đại diện tại Hà Nội
"để kính thông
báo"
- Tổng thống, Thủ tướng và Bộ Ngoại giao các quốc gia có cơ sở hoặc thành viên thuộc Văn phòng II Viện Hóa Ðạo cư ngụ "để kính thông báo và xin giúp đỡ"
- Giáo hội Tăng già Thế giới "để kính thông báo và liên hệ"
- Hội Liên hữu Phật giáo Thế giới "để kính thông báo và kế thừa sinh hoạt"
- Các Giáo hội, Tổ chức, Ðoàn thể Phật giáo tại các nước Á châu và trên Thế giới
"để kính thông
báo và liên hữu hoạt động"
- Văn phòng Viện Hóa Ðạo "để tri trường và chuyển trình đến các Tổng vụ, các Ban Ðại diện và Giáo hội các cấp trong và ngoài nước chấp hành"
- Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế "để chuyển trình Chính giới, Bộ Ngoại giao các nước, và phổ biến đến các cơ quan truyền thông, báo
chí"
- Lưu chiếu tại Văn phòng Viện Tăng thống.-
=END=
5- Tham Khảo
- Chân dung công an Việt Cộng ngày nay
Nhóm Phóng Viên Dân Chủ-Nhân Quyền
Công an - hai từ này được định nghĩa trong Từ Ðiển Bách Khoa Toàn Thư như sau: Công an là một từ Hán Việt, ghép từ chữ "công" và chữ "an", công có nghĩa là công cộng, an có
nghĩa là an ninh, ghép hai chữ "công" và chữ "an" lại thành "công an", nghĩa là an ninh công cộng. Lai lịch của công an
Việt cộng có ghi trong bách khoa toàn thư như sau: Bộ Công an
Việt cộng được thành lập ngày 27 tháng 8 năm 1953, trên cơ sở Thứ bộ Công an
thuộc Bộ Nội vụ. Bộ Công an
là cơ quan quản lý lực lượng Công an Nhân dân Việt Nam. Ngay từ tháng 8 năm 1945, lực lượng Công an đã được thành lập chưa có tên gọi chung: ở Bắc Bộ có tên là Sở Liêm phóng, ở Trung Bộ là Sở trinh sát và ở Nam Bộ là Quốc gia tự vệ cuộc. Ngày 19 tháng 8 năm 1945 được coi là ngày thành lập Công an Việt cộng. Bộ Công an
gồm 6 Tổng cục và các Cục, Vụ trực thuộc Bộ. Riêng Tổng cục II và Cục Quản lý trại giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng (V26) thuộc ngạch Cảnh sát, còn các Tổng cục khác, các Cục, Vụ khác trực thuộc Bộ thuộc ngạch An ninh. (Tham khảo tại link:
http://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BB%99_C%C3%B4ng_an_Vi%E1%BB%87t_Nam )
Trong Tổng cục An ninh
nhân dân (còn gọi là Tổng cục I) của Việt cộng có các cơ quan:
Cục Tham mưu An ninh
(A12). Thiếu tướng Bùi Quảng Bạ (Kiêm nhiệm).
Cục Bảo vệ An ninh
kinh tế (A17): Thiếu tướng Nguyễn Ðức Hiệt.
Cục Quản lý xuất nhập cảnh (A18).
Cục trưởng: Ðại tá Triệu Văn Thế. Xem website của Cục
Cục Trinh sát ngoại tuyến (A21)
Cục Kỹ thuật nghiệp vụ I (A22)
Cục Kỹ thuật nghiệp vụ II
(A23). Cục trưởng: Ðại tá Dương Văn Hoả
Cơ quan An ninh điều tra
(A24). Nguyên là Cục Chấp pháp, Bộ Nội vụ. Ngày truyền thống: 31 tháng 12 năm 1951 (ngày tách riêng lực lượng chấp pháp thuộc Ty Bảo vệ chính trị của Nha Công an Trung ương). Thủ trưởng: Thiếu tướng Hoàng Kông Tư (kiêm nhiệm)
Cục Bảo vệ An ninh
văn hóa-tư tưởng (A25). Cục trưởng: Ðại tá Bùi Văn Cơ (thay Thiếu tướng Khổng Minh Dụ)
Cục Hồ sơ nghiệp vụ An ninh
(A27). Ngày truyền thống của lực lượng Hồ sơ CAND: 27/3/1957.
Cục Chính trị An ninh
(A28). Cục trưởng: Ðại tá Bùi Thế Dy
Cục Hậu cần An ninh
(A29). Cục trưởng: Thiếu tướng Mai Ninh
Cục Bảo vệ chính trị I (A35)
Cục Bảo vệ chính trị II (A36)
hay còn gọi là Cục Chống gián điệp các nước ASEAN. Cục trưởng: Thiếu tướng Nguyễn Ðức Minh
Cục Bảo vệ chính trị III (A37)
Cục Bảo vệ chính trị IV (A38)
Cục Bảo vệ chính trị V (A39)
Cục An ninh xã hội (A41).
Cục trưởng: Thiếu tướng Trần Tư
Cục Chống khủng bố (A42)
Cục An ninh Tây Bắc (A45).
Cục trưởng: Thiếu tướng Huỳnh Huề
Cục An ninh Tây Nguyên. Cục trưởng: Ðại tá Trình Văn Thống
Cục An ninh Tây Nam Bộ. Cục trưởng: Thiếu tướng Hồ Việt Lắm
Như vậy đám an
ninh mật vụ Việt cộng vẫn thường hay bám đuôi theo dõi từng bước di chuyển của các nhà tranh đấu dân chủ ở trong nước là thuộc Cục trinh sát ngoại tuyến (A21), còn đám an ninh Việt cộng thường hay cưỡng bức triệu tập thẩm vấn phi pháp các nhà tranh đấu dân chủ của chúng
ta là thuộc Cơ quan An ninh điều tra (A24), còn đám an ninh Việt cộng thường đọc trộm email, nghe trộm và cắt ngang các cuộc đàm thoại của những nhà tranh đấu dân chủ là thuộc Cục kỹ thuật nghiệp vụ I (A22) và Cục kỹ thuật nghiệp vụ II (A23).
Trong chế độ độc tài toàn trị như ở Việt Nam hiện nay, thì công an là một trong những cánh
tay đắc lực của đảng độc tài, do đảng độc tài Việt cộng nắm giữ và điều khiển, và họ cũng chính là lực lượng chuyên chính để bảo vệ cho chiếc ghế ngồi độc tôn của đảng độc tài Việt cộng. Còn trong thể chế dân chủ thì không có từ công an, mà chỉ có một từ gọi chung là "police", theo định nghĩa phổ thông
thì có nghĩa là một lực lượng dân sự có trách nhiệm ngăn cản và khám phá các phạm pháp và duy trì trật tự công cộng. Cũng vậy trong
thể chể dân chủ thì công an (cảnh sát) là một lực lượng trung lập, phi chính trị, phi đảng phái, họ có trách nhiệm bảo vệ người dân, giữ gìn an ninh trật tự công cộng cho xã hội. Theo phân chia công tác trong xã hội thì họ thuộc nhánh
hành pháp trong thể chế tam quyền phân lập (lập pháp, hành pháp, tư pháp) và không là sở hữu của bất cứ một đảng phái tổ chức chính trị nào. Hình ảnh của người công an trong thể chế dân chủ và hình ảnh của công an Vi ệt cộng trong chế độ độc tài toàn trị cộng sản vô thần là hai hình ảnh hoàn toàn tương phản trái ngược nhau. Trong thể chế dân chủ, người cảnh sát được nhân dân tôn trọng, quí mến bao nhiêu vì họ thực sự là những con người phục vụ nhân dân theo đúng nghĩa, dáng vẻ bên ngoài thì trang phục của họ tương đối đẹp và bắt mắt cho nên có người thích chụp ảnh chung với cảnh sát làm kỷ niệm. Nhưng ngược lại trong chế độ dộc tài toàn trị như ở Việt Nam thì người dân lại muốn tránh càng xa công an càng tốt, họ coi công
an như là một thứ dịch hạch cần phải tránh xa. Trước hết thì công an cũng là con người, cũng từ trong bụng mẹ chui ra, cũng là những em bé đáng yêu cắp sách đến trường, nhưng thế rồi kể từ khi họ bước chân vào các "lò luyện bát quái xã hội chủ nghĩa cộng sản"
kiểu như trường đại học an ninh nhân dân của đảng độc tài thì con người họ đã biến chất, không còn là một con người "nhân chi sơ tính bản thiện" nữa, tính thiện trong con người của họ đã mất đi, và thay vào đó là những tính cách gian manh xảo trá, lừa đảo bịp bợm, hách dịch, cửa quyền, coi người dân như cỏ rác, gần như tất cả những tính cách gì là xấu nhất đều được triển khai trong con người của công
an. Vì vậy người dân mới tránh
xa công an là vì vậy, nghe đến hai chữ công an thì cứ như là một thứ dịch hạch ghẻ lở hôi hám toàn thân. Có lẽ công an sẽ không bị biến chất như vậy nếu như trong
các môn học của họ có Lời của Ðức Chúa Trời (Kinh Thánh) thay
vì họ bị nhồi sọ một cách u mê, mê muội bởi những "kim chỉ nam" là chủ nghĩa Mác-Lê quái thai dị dạng, cộng với tư tưởng HCM (bản thân HCM cũng tự nhận là không có tư tưởng gì) đã tròng vào cổ dân tộc Việt Nam lê lết hơn 60 năm qua. Ðối tượng trước khi được đưa vào "lò luyện bái quái Mác-Lê" phải bị trải qua sự tuyển lựa kỹ càng,
xét lý lịch phải là ba đời bần cố nông (nông dân 100%), hoặc ba đời làm "cách mạng xã hội chủ nghĩa", nếu không thì cũng là con ông cháu cha theo dạng con em trong ngành, rồi những sinh
viên con nhà nghèo ở nông thôn, không có đủ tiền theo học các trường đại học có chi phí cao thì đệ đơn
xin vào các "lò luyện bái quái Mác-Lê" để được nhà nước "xã hội chủ nghĩa" nuôi cho ăn học, sau này ra trường thì trở thành chiến sĩ công an, hay là chiến sĩ bộ đội khom lưng quì gối phục vụ cho "đảng" và "bác"! Tóm lại thành ph ần công an
trong chế độ độc tài toàn trị cộng sản vô thần của Việt cộng đa phần có xuất xứ là thuộc thành phần nông dân 100%, mà đã là nông dân thì bản chất cố hữu của nông
dân từ ngàn đời qua là bảo thủ, giáo điều, cố hữu, trì trệ, lạc hậu, tư duy chậm tiến, tư tưởng hẹp hòi, lợi ích cá nhân...
Sau đây chúng ta sẽ điểm qua những hành
vi của công an trong chế độ độc tài toàn trị Việt nam cộng sản để thấy được họ là những ai, họ từ đâu mà ra, họ đang làm gì, họ nằm dưới quyền của ai, họ đang phục vụ cho ai, họ có thực sự là lực lượng "vì nhân dân phục vụ" hay không, họ có nằm dưới luật pháp hay không hay là ngồi lên trên cái gọi là luật pháp của nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam muôn năm mà họ đang cố gắng nhồi vào sọ người dân Vi ệt nam mà có tới hơn 70% là nông dân!!!
Các hành vi của công an Việt cộng đối với phong trào dân chủ quốc nội:
- Ngày 03/02/2007, để lập công dâng "đảng" và ""bác", công an Việt cộng mở chiến dịch đột nhập tấn công văn phòng luật Thiên Ân, bắt giam các chiến sĩ của phong trào dân chủ Việt Nam.
- Ngày 30/03/2007 công an Việt cộng đã dùng
tay bịt miệng Linh mục Nguyễn Văn Lý
trong một phiên toà tại Huế trước sự chứng kiến của đông đảo các phóng viên hãng tin quốc tế nổi tiếng toàn cầu.
- Ngày 05/04/2007, công an Việt cộng tổ chức ngăn chặn thân
nhân của các nhà dân chủ là khách mời của Ðại sứ Mỹ tại Hà Nội ngay trước cổng tư gia của ông đại sứ Michael Marine ở số 1 phố Tông Ðản, Hà Nội.
- Ngày 16/05/2007, công an Việt cộng bắt giam
Nguyễn Bá Ðăng, quê quán Hải Dương, là một người ủng hộ dân chủ.
- Ðêm ngày 18/07/2007, hơn 1000
công an Việt cộng ra tay đàn áp khủng bố càn quét dân oan biểu tình khiếu kiện trước trụ sở văn phòng tiếp dân số 2 của "Quốc hội bù nhìn" tại 194 Hoàng Văn Thụ, Sài Gòn.
- Ngày 20/07/2007, công an Việt cộng bắt giam bỏ tù Nguyễn Thanh
Phong, một người tham gia ủng hộ người dân khiếu kiện.
- Ngày 04/08/2007 công an Việt cộng ra tay
bắt giam nhà tranh đấu dân chủ Nguyễn Khắc Toàn giam giữ suốt 5 tiếng đồng hồ tại đồn công an phường Gia Thuỵ, quận Long Biên, thị trấn Gia Lâm, Hà Nội.
- Ngày 06/08/2007 công an Việt cộng đã thẩm vấn 3 tiếng đồng hồ chiến sĩ dân chủ Nguyễn Tiến Trung ngay sau khi đặt chân xuống phi trường Tân Sơn Nhất.
- Ngày 22/08/2007, công an Việt cộng bắt giam thẩm vấn nhà
tranh đấu dân chủ Nguyễn Khắc Toàn trong 3 tiếng đồng hồ. Buổi tối cùng ngày công an Việt cộng bắt giữ dân oan
khỉếu kiện Lê Thị Kim Thu. Ðêm cùng ngày công an Việt cộng mở chiến dịch càn
quét sạch sẽ toàn bộ dân oan ở trước ku vực tiếp dân số 1 vườn hoa Mai Xuân Thưởng, Hà Nội.
- Ngày 23/08/2007 Thượng toạ Thích Không Tánh đã được "hân hạnh" gặp một trong những "quí ông" là sếp công an chuyên chỉ huy các
trận bố áp đàn áp các nhà tranh đấu dân chủ trong nước, đó là thượng tướng công an việt cộng Nguyễn Văn Hưởng. Tuy nhiên theo như lời tố cáo của Thượng toạ Thích Không Tánh, thì khi tiếp xúc gặp mặt Nguyễn Văn Hưởng tỏ ra có dáng vẻ đường bệ ra oai, tuy nhiên ông ta lại có những lời lẽ khiếm nhã,
xúc phạm có tính chất chụp mũ và vu khống cho những bậc cao tăng, những người luôn làm việc thiện, từ bi cho xã hội. Những lời lẽ của Nguyễn Văn Hưởng rất phản diện với dáng vẻ bệ vệ bên ngoài của ông ta. Ðây cũng không phải là lần đầu tiên ông ta buông những lời lẽ bịa đặt vu khống như vậy, với chức vị cao trọng vọng như vậy, ông ta gặp Ngài phó đại sứ Hoa Kỳ và vẫn cứ thói ăn nói hàm
hồ, nói lấy được, xuyên tạc sự thật một cách sống sượng và trắng trợn. Sống trong một xã hội nông nghiệp lạc hậu như Việt nam nặng về nghi lễ cúng bái chùa chiền theo đạo Phật, có lẽ đã rất nhiều lần Nguyễn Văn Hưởng phải đích thân đi tới các chùa chiền trong cả nước để thắp hương khấn vái cầu khẩn cầu xin lợi lộc và cầu xin cho chiếc ghế ngồi của ông ta cho vững chắc. Tuy nhiên thì hôm nay ông ta đã đạp đổ tất cả những thứ đó, bởi vì ông ta là người đã ra lệnh cho đám thuộc cấp xông
vào xốc nách, cướp giật tiền thiện nguyện cứu giúp người nghèo, cưỡng bức bắt bớ và thẩm vấn một thầy tu là trụ trì của một chùa danh tiếng. Không biết là sau vụ này Nguyễn Văn Hưởng còn dám đi chùa khấn vái nữa hay không, mà không thấy tự vấn và hổ thẹn thay
cho lương tâm của ông ta.
- Ngày 30/08/2007, ông Michael Orona, phó
giám đốc thuộc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, đặc trách về Dân chủ, Nhân Quyền và Lao Ðộng đã có cuộc tiếp xúc với nhiều nhà dân chủ ở Hà Nội để tìm hiểu thêm về tình hình dân chủ tại Việt Nam. Cuộc tiếp xúc dự trù diễn ra tại văn phòng
làm việc của ông Nguyễn Phương Anh vào lúc 3 giờ chiều ngày 30
tháng 8 năm 2007 bao gồm 15 nhà hoạt động cho dân chủ tại Việt Nam như Phạm Văn Trội, Vũ Hùng, Phạm Ðức Chính, Ðỗ Duy Thông v.v..... Tuy nhiên, nhà cầm quyền Hà Nội đã tìm
cách ngăn cản cuộc tiếp xúc này bằng cách bắt một số nhà dân chủ đến trụ sở công an tỉnh, ngăn chận họ không cho về Hà Nội. Anh Phạm Văn Trội đã bị công an bắt đem về đồn công an Hà Tây. Ngoài anh Trội, có 6 nhà dân chủ khác ở các vùng
ngoài Hà Nội cũng đã bị công an bắt giữ, ngăn cản không cho về Hà Nội để gặp ông Michael Orona. Tuy vậy, cuộc gặp mặt cũng đã diển ra giữa Ông
Michael Orona với 8 nhà dân chủ khác ngay tại Hà Nội. Cuộc họp chỉ kéo dài được hơn nữa tiếng đồng hồ thì công an cũng đã ập vào văn phòng, bắt tất cả những người có mặt về đồn công an Bách Khoa để làm việc.
- Chiều ngày 31/08/2007, công an Việt cộng mở màn đấu tố nhà tranh đấu dân chủ Nguyễn Khắc Toàn tại công an phường Tràng Tiền, Hà Nội.
- Ngoài ra công an Việt cộng không
ngừng sách nhiễu cuộc sống của những người lên tiếng ủng hộ dân chủ, bảo vệ dân oan, chống tham nhũng như sách nhiễu đe doạ luật sư Bùi Kim Thành ở Sài Gòn, sách nhiễu nhà dân chủ Ðỗ Nam Hải, thẩm vấn chị Dương Thị Xuân (thư ký báo Tự Do Dân Chủ), sách nhiễu đuổi việc thày giáo Ðỗ Việt Khoa ở Hà Tây, bắt giữ thẩm vấn nhiều dân oan khiếu kiện trong đó có Ðỗ Duy Thông, Vũ Thị Kỷ...
- Hùa với đám công an Việt cộng là những cái
loa tuyên truyền bỉ ổi cho chế độ như (TTXVN, VTV3, Tiền Phong, Tuổi Trẻ, Lao Ðộng, Người Lao Ðộng, VnMedia, Hà Nội Mới, Nhân Dân, Quân Ðội Nhân Dân, VietNamNet, An ninh
thế giới...) nhằm vu khống, xuyên tạc, nói xấu, bêu riếu, bôi nhọ thanh danh các nhà tranh đấu dân chủ tại Việt Nam.
Trên đây chỉ là một trong số ít những âm mưu đen tối của công an Việt cộng nhằm đánh phá phong trào dân chủ ngày càng lộ rõ.
Các hành vi của công an Việt cộng trong " xã hội chủ nghĩa'' của Việt cộng:
- Sáng 24.8, tại ngã tư Nguyễn Văn Cừ - Nguyễn Sơn (quận Long
Biên, Hà Nội), một công an đã dùng dùi cui quật vào gáy một nữ sinh, khiến nữ sinh này bị ngất và phải nhập viện. Khoảng 10h30 phút sáng 24.8, Lê Hải Yến - học sinh lớp 12 (trường Vạn Xuân) trú tại Dương Xã (Gia Lâm) - điều khiển xe môtô BKS 29S4 - 9874, chạy trên đường Nguyễn Văn Cừ, phía sau đèo hai bạn gái cùng lớp. Khi dừng lại ở ngã tư Nguyễn Văn Cừ - Nguyễn Sơn thì bị một công an dùng gậy chỉ huy dừng xe. Theo lời kể của người bạn đi cùng Yến: "Cháu thấy khi chú công an chỉ dừng xe, hai đứa cháu xuống. Vừa lúc đó, thấy người đi ngược chiều nên Yến lao xe lên vỉa hè để tránh. Thế là chú kia vụt luôn vào gáy bạn cháu". Ðược biết công an gây ra sự vụ này là Chu Phương Ðông, hiện công tác tại công an phường Bồ Ðề. Tại hiện trường, công an phường Bồ Ðề từ chối trả lời báo chí.
- Ngày 23.8, lãnh đạo VKSND tỉnh cho biết: Viện vừa phê chuẩn quyết định khởi tố bị can đối với ông Phạm Văn Mạnh - Chánh án TAND huyện Ðắc Song - vì đã có hành
vi chỉ đạo cấp dưới là Nguyễn Thị Hương Lan - thư ký TAND huyện nhận hối lộ 45 triệu đồng của các đối tượng trong một vụ án đánh bạc.
- Ngày 25/8, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy
(C17), Bộ Công an Việt cộng cho biết, vừa ra quyết định khởi tố bị can và bắt tạm giam trung tá Nguyễn Văn Dũng
(nguyên Phó trưởng phòng PC17 - Công an tỉnh Thái Nguyên) và thiếu tá Lương
Tuấn Anh (nguyên điều tra viên thuộc đơn vị này) về hành vi nhận hối lộ. Trước đó, C17 đã tiến hành bắt giữ Nguyễn Văn Ðua (nguyên cán bộ Công an Q.Cầu Giấy, Hà Nội) và thu
giữ được 2 bánh heroin, 1 khẩu súng K54, 2 khẩu súng bắn hơi cay
cùng 13 viên đạn.
- Dương Bích Thuỷ (nguyên Trung tá
công an, nguyên Ðội phó Ðội trọng án, Phòng CSÐT tội phạm về trật tự xã hội - Công
an Hà Nội) đã bị bắt vì cầm đầu một nhóm tội phạm đập phá trái phép nhà ông Nguyễn Việt Dũng
"theo đơn đặt hàng" của Trần Việt Sơn với giá 150 triệu đồng. Sau khi Sơn bị bắt, Thuỷ tiếp tục nhận thêm 60 triệu đồng của gia đình nhà Sơn để chạy án. Sau khi vụ án được khởi tố, Cơ quan điều tra đã phát hiện Nguyễn Mạnh Hùng có sự liên quan mật thiết đối với vụ án.
- Cơ quan điều tra vừa khởi tố bị can 7
công an thuộc quận Hai Bà Trưng vì có hành vi "bảo kê" cho những kẻ buôn bán
ma tuý. Phần lớn những trường hợp này đang công tác tại phường Thanh Nhàn. 6 người đã bị bắt khẩn cấp. Hiện, Việt cộng đã ra lệnh tước quân tịch công an nhân dân của 7 bị can.
- Một cảnh sát khu vực lợi dụng danh
nghĩa đưa nữ nhân chứng đi lấy lời khai... rồi chở thẳng vào nhà trọ và 2 lần thực hiện hành vi đồi bại. Nạn nhân là cô bé 19 tuổi, học lớp 10 tại Kiên
Giang.
- Chiều 23/6, Giám đốc Công an tỉnh Cao Bằng đã ra quyết định tước danh hiệu CAND của trung tá Hoàng Trường Sơn, Phó trưởng công an thị xã Cao Bằng do liên quan đến đường dây cưỡng bức nữ sinh bán dâm do Lương Thị Duyên cầm đầu.
- Cơ quan điều tra xác định, ông Ðinh Văn Minh và Tạ Mạnh Dũng - cán bộ Cục cảnh sát điều tra tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ Bộ Công an (C15) - đã 7 lần nhận tiền từ Giám đốc Công ty Thiên Lợi Hòa để bỏ qua phi vụ nhập lậu 3.600 tấn lá thuốc lá của doanh nghiệp này.
- Những kẻ bị bắt trong vụ buôn lậu điện thoại di động khai đã đưa hối lộ 6.300 USD và 30 triệu đồng cho
thiếu tá Tăng Bá
Tráng, và đại úy Bùi Văn Suyền (điều tra viên PC 15 Công an Hải Dương).
- Ông Võ Văn Tùng, Phó viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân quận Cái Răng, Cần Thơ bị tố cáo có sở thích bắt những tiếp viên bia ôm đứng lên thay nhau khỏa thân, với bằng chứng là những bức ảnh và 1 đĩa
CD. Ðồng thời, ông này cũng bị tố cáo nhận hối lộ 20 triệu đồng để xử nhẹ cho một bị can.
- TP- Hôm qua (28/8), một nguồn tin cho
biết, CA huyện Gia Lâm, Hà Nội vừa khởi tố bị can và bắt tạm giam 4 CA viên thuộc CA thị trấn Từ Sơn, Bắc Ninh, về hành vi
cướp tài sản. Nạn nhân vụ cướp là anh Nguyễn Trọng Phú (SN 1984, trú tại Yên Thường, Gia Lâm). Bốn CA viên bị bắt giam gồm: Lê Ngọc Trung (SN 1977), Phạm Viết Khánh
(SN 1978), Trần Ðình Dân (SN 1976) và Hà Xuân Trường (SN
1985), cùng trú tại thị trấn Từ Sơn, Bắc Ninh.
- Ngày 28.8, một nguồn tin cho
biết TAND TP Hà Nội chuẩn bị đưa ra xét xử vụ án một bị can (nguyên là trung úy công an) đã lén bỏ ma túy
vào xe máy của đồng nghiệp rồi nhờ người khác báo cho cảnh sát phòng chống ma túy Hà Nội bắt giữ. Ðây là hành vi "gắp lửa bỏ tay người" rất nguy hiểm và đang được dư luận hết sức chú ý. Theo cáo trạng, Lê Xuân Hoàng, 29 tuổi, công
tác tại một cơ quan thuộc Bộ Công an ở Hà Nội, do bị kỷ luật nên đã nảy sinh thù tức trung úy Mai Thế Quang, 28 tuổi, công tác ở cùng cơ quan. Lúc 9h45 ngày 30.5.2007, Hoàng đến trụ sở cơ quan ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, vào trong sân nơi để xe máy của cơ quan, dùng tay cạy yên xe máy Suzuki Viva 29K6-0454 của trung úy Quang, sau đó cho 3 gói heroin và 10 ống Pipolphen (thuốc gây
nghiện) vào dưới yên xe.
- Ngày 27/8, ông Nguyễn Ðình
Chiến đã gửi đến Cục Ðiều tra Viện KSNDTC "đơn tố cáo hành
vi vi phạm pháp luật của ông Hồ Thanh Long - Viện trưởng và bà Hầu Thị Bích Vân- Phó Viện trưởng VKSND TP Cần Thơ".
- Cơ quan cảnh sát điều tra
Công an tỉnh Long An vừa chuyển hồ sơ sang KSND tỉnh đề nghị truy tố Ðoàn Việt Lâm về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trong thời gian làm trưởng công an phường 2, thị xã Long An, Long An, ông Ðoàn Việt Lâm đã vay mượn hàng chục người với số tiền 2,2 tỷ đồng, 8 cây vàng và không có khả năng chi trả.
- Ngày 20/1, 5 án tử hình và
4 chung thân đã được TAND Hà Nội tuyên với 9 bị cáo tham gia đường dây vận chuyển 25 kg heroin. Trong những người bị nhận án tử hình có một công an huyện Mộc Châu (tỉnh Sơn La) và sinh viên đang theo
học tại một trường ÐH nghiệp vụ của ngành công an.
- Ngày 13/2, Cục cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Bộ Công an đã bắt ông Trần Ngọc Hải, đội trưởng cảnh sát điều tra Công an quận Hai Bà Trưng, Hà Nội bị sa thải năm 4 năm trước. Lệnh khởi tố bị can này về tội nhận hối lộ đã được thực thi. Ông Trần Ngọc Hải, 40 tuổi, được cơ quan điều tra xác định đã nhận tiền của tội phạm ma túy. Trong vụ án buôn bán ma túy bị Công an quận Hai Bà
Trưng phát hiện vào giữa năm 2002, vợ chồng Nguyễn Văn Hùng -
Phạm Thị Vang được xác định có liên quan.
- Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Bộ Công an, đang làm rõ dấu hiệu liên quan của một thượng tá trong ngành công an, liên quan đường dây cá độ của Bùi Quang Hưng. Theo thông tin ban đầu, những dấu hiệu sai phạm của vị thượng tá không chỉ dừng ở quan hệ "mật thiết" với trùm độ Bùi Quang Hưng.
- Chiều 13/12/2005, tại công
viên Bách Thảo, Hà Nội, cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an bắt quả tang một số cán bộ, chiến sĩ thuộc Công an Hà Nội, đang theo học lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, đánh bạc. 22 người đã ký vào biên bản phạm pháp quả tang. Trong tổng số 22 cán bộ, chiến sĩ bị bắt quả tang hiện chỉ có 4 người bị khởi tố về tội đánh bạc gồm: Bùi Quang Hưng, sinh năm 1978, cán bộ phòng cảnh sát giao thông Hà Nội; Lê Huy Ðức, Công
an quận Ðống Ða; Dương Văn Toan, Công an huyện Ðông Anh; Trịnh Quang
Tuấn, Công an quận Long Biên. Riêng Hưng thêm tội tổ chức đánh bạc.
- Hai cán bộ công an bị tố cáo nhận hối lộ. Bộ Công an đang tiến hành điều tra vụ 2 cán bộ công an
thuộc văn phòng Cơ quan cảnh sát điều tra tỉnh Hưng Yên đòi đưa 10 triệu đồng để "chạy" cho em ông Lê Văn Lan là Lê Văn Huệ được tại ngoại sau khi bị bắt vì đánh bạc.
- Vợ trưởng phòng
công an tỉnh bị tù vì kinh doanh phim sex. Ngày 21/3, TAND tỉnh Ðồng Nai đã xét xử vụ kinh doanh phim sex do vợ Trung tá Tạ Văn Kỉnh,
nguyên Trưởng phòng Quản lý hành chính và trật tự xã hội (PC13)
Công an Ðồng Nai, tổ chức. Trước đó, liên quan đến vụ án này, Bộ Công an đã ra quyết định cách chức Trưởng phòng PC 13 đối với trung tá Tạ Văn Kỉnh. Ngoài ra ông Kỉnh còn bị cách chức các chức vụ khác trong Ðảng.
- Bắt cựu công an môi giới chạy án cho
Bùi Tiến Dũng. 17h chiều 23/3, Cục cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (C14) Bộ Công an đã tiến hành khám xét nhà riêng của ông Nguyễn Mậu Thôn,
Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Giám đốc công ty cổ phần Hoa Việt. Ðây chính là người tự mang nộp 500 triệu đồng tiền chạy án cho Bùi Tiến Dũng tới cơ quan điều tra
ngày 17/3. Hôm nay, Nguyễn Mậu Thôn bị khởi tố, bắt tạm giam về tội môi giới hối lộ, sau cả ngày làm việc với cơ quan điều tra. Ông Thôn nguyên là cán bộ hậu cần Công an
quận Ðống Ða, Hà Nội, nhưng do đánh cờ bạc bị sa thải. Nhờ các mối quen biết với Bùi Tiến Dũng, Công ty Hoa Việt của Nguyễn Mậu Thôn được lập ra. Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng công trình.
- Ngày 28/3, đại tá Phạm Ðình Sơn, Giám đốc Công an tỉnh Bình Thuận, cho biết vừa ký ba quyết định đình chỉ công tác sĩ quan công an 3 tháng để làm kiểm điểm và làm
rõ trách nhiệm trong các phi vụ chạy án cho băng nhóm Hai Chi. Những người bị kỷ luật gồm: Trung tá Nguyễn Phước Xuân, Phó Công an TP Phan Thiết (nguyên phó phòng CSÐT Công an
tỉnh Bình Thuận), thiếu tá Vương Ðình Hợp (điều tra viên phòng CSÐT) và thiếu tá Nguyễn Quang Bảng
(nguyên điều tra viên phòng CSÐT, hiện là cán bộ Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội CA tỉnh Bình
Thuận).
- Một công an nhận 9.000
USD chạy án cho Bùi Tiến Dũng. Cơ quan điều tra xác định, trung tá Nguyễn Ðình Toản (nguyên phó trưởng Công an phường Ngã Tư Sở, quận Ðống Ða, Hà Nội) từng nhận 9.000 USD từ Nguyễn Mậu Thôn. Sau khi kẻ môi giới chạy án cho Bùi Tiến Dũng bị bắt, ông Toản đã đến C14 trình báo và nộp lại tiền.
- 15 cán bộ biên phòng, công an
buôn thuốc phiện. Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa chuyển kết luận điều tra, đề nghị VKS truy tố 52 bị can về các tội mua bán trái phép chất ma túy và mua bán trái phép vũ khí quân
dụng. Bởi ngoài 9 bánh heroin và gần 1 tấn thuốc phiện, những người này còn liên quan phi vụ mua bán 68 khẩu súng ngắn. Trong
52 bị can có nhiều người là cán bộ công an và biên phòng như: trung tá Lê Ðình Cẩn (Trưởng công an huyện Mê
Linh, Vĩnh Phú), Phạm Văn Thủy (Trưởng công an huyện Vị Xuyên, Hà Giang), Nguyễn Bá Lý (Công an tỉnh Hà
Giang), Hoàng Văn Tín... Giữa năm 2005 khi hành vi của những người trên lần lượt bị phát giác, ông Trần Tiến (Ðội phòng chống ma túy, Công an huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc)
và thiếu tá Nguyễn Văn Phương (Phó trưởng Công an thị xã Phúc
Yên) đã tự vẫn.
- 7 công an bị đề nghị truy tố tội nhận hối lộ. Cơ quan điều tra kết luận, 7 công an phường Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng (Hà Nội), khi
tuần tra địa bàn được nhóm buôn bán ma tuý ở "xóm liều" Thanh Nhàn hối lộ trung
bình 300.000-500.000 đồng mỗi người trong một ngày. Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Bộ Công an vừa chuyển hồ sơ, đề nghị VKS truy tố bị can Dương Trọng Huấn (nguyên đội phó Ðội Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp Công an quận Hai Bà Trưng, từng là phó trưởng Công an phường Thanh Nhàn), Vũ Hoàng Nam (nguyên phó trưởng Công an phường Quỳnh Lôi), cảnh sát khu vực Nguyễn Hữu Tươi, cùng 2 cảnh sát hình sự và 2 cảnh sát trật tự phường về tội nhận hối lộ.
- Trưởng công an thị trấn Dương
Ðông bắt người trái luật Ban kiểm tra Ðảng Huyện ủy Phú Quốc vừa ký quyết định "cảnh cáo" đại úy Huỳnh Giang Nam, Trưởng Côn.g an thị trấn Dương Ðông vì sai phạm trong việc bắt giữ người trái pháp luật. Ngày 10/12/2005, ông Nam gọi điện thoại cho ông Huỳnh Ngọc Vượng lên Công an thị trấn Dương Ðông để ép ông này giao tiền ngay lập tức hoặc giao sổ đỏ cho một người khác, trong mối quan hệ giao dịch dân sự không liên quan gì đến công an. Ông Vượng không đồng ý thì bị ông Nam đánh đập, bắt giam 54 tiếng đồng hồ.
- Một công an tổ chức đá gà ăn tiền quy mô
lớn. Thiếu tá Nguyễn Hoàng Sơn, cán bộ đội kiểm tra điều lệnh thuộc Phòng cảnh sát giao thông đường bộ Công an TP HCM, bị bắt quả tang tổ chức đá gà ăn tiền cùng khoảng 30 người khác ngay tại nhà riêng. Vụ việc còn liên quan đến một số công an khác.
- Khởi tố 2 nguyên sĩ quan
công an liên quan đến Hai Chi. Cơ quan điều tra công an Bình Thuận vừa quyết định khởi tố bổ sung tội nhận hối lộ đối với nguyên đại úy cảnh sát giao thông Nguyễn Duy Bình và trung tá công an Hoàng
Ðình Loan về tội bao che kẻ phạm tội trong vụ án liên quan đến Hai Chi.
- Triệu tập trung tá công an Ðỗ Huy Kim.
Cơ quan điều tra vừa triệu tập thêm một số người có liên quan đến vụ án PMU18 lên lấy lời khai, trong đó có trung tá Ðỗ Huy Kim, cán bộ Cục cảnh sát điều tra về tội phạm kinh tế và quản lý chức vụ (C15). Ông Kim bị nghi cầm 20.000 USD của Bùi Tiến Dũng để "chạy án".
- Kỷ luật 4 sĩ quan
công an trong vụ án liên quan đến Hai Chi. Ngày 27/7, Công an tỉnh Bình Thuận đã quyết định kỷ luật 2 thiếu tá Vương Ðình Hợp và Nguyễn Quang Bảng vì thiếu tinh thần trách nhiệm khi điều tra các vụ án liên quan đến Hai Chi. Hai đại úy Trần Văn Tuấn và Phan Văn Thanh thuộc Công an huyện Hàm Tân cũng bị giáng cấp, cho nghỉ trước niên hạn vì có liên quan đến anh em Hai Chi.
- Sa thải phó công an xã đánh người vì bật đèn pha quá sáng. Sáng 14/8, Thường vụ Thị ủy thị xã Gò
Công, Tiền Giang, yêu cầu UBND xã Long Hòa kỷ luật cách chức phó
công an xã, buộc thôi việc ông Nguyễn Văn Thanh. Ông Thanh được xác định có hành vi bắt và đánh người trái pháp luật.
- 5 công an làm chứng minh
thư trái luật để thu tiền. 4 trưởng và một phó công an xã đã thông đồng với nhau làm chứng minh nhân dân cho những người không thuộc diện quản lý, thu hàng chục triệu đồng. Sự việc xảy ra tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. Cơ quan điều tra Công an Lạng Sơn đã khởi tố bị can với: Hoàng Văn Phương (Trưởng công an xã Yên Bình, Nguyễn Vương Vấn (Trưởng công an xã Yên
Sơn), Lâm Văn Năm (Trưởng công an xã Minh Hòa) cùng Vi Văn Dũng (Trưởng công an xã Hòa Sơn) và Lý Văn Nhật (Phó trưởng Công an xã Tân Lập).
- 4 công an Hà Nội bị bắt vì nhận tiền bảo kê tội phạm. Cơ quan điều tra vừa tống đạt lệnh khởi tố, bắt tạm giam 4 công an về tội nhận hối lộ. Hai trong số này là cán bộ Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an Hà Nội, ông Phạm Ðình Tiếng và
Nguyễn Thế Quảng. Hai người còn lại, bị can Phạm Nho Việt và Ðinh Quế Hoan, từng là công an phường Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng. Hiện, ông Việt là cán bộ Công an quận Hoàng Mai. Lệnh khám xét với 4 bị can đã được thực thi. Theo kết quả xác minh ban đầu, 4 công an có hành vi nhận tiền, bảo kê cho nhóm buôn bán ma túy ở khu M11 và M12, tập thể Mai Hương,
phường Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng. Họ làm ngơ, dung túng khiến nơi đây trở thành tụ điểm "nóng" của Hà Nội vào những năm
1999-2000. Mỗi ngày, hàng trăm con nghiện nườm nượp tới khu Mai Hương công khai mua bán heroin.
- Trưởng công an xã là tội phạm bị truy nã.
Sau khi bị truy nã từ tháng 10/1986, vì trốn khỏi trại giam do
phạm tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, Ngô Ngọc Hải đến sống ở xã Ðắc Ru, huyện Dak R'Lấp, tỉnh Ðắc Nông. Hắn lần lượt được bổ nhiệm làm trưởng công an xã, được đưa vào HÐND xã, kết nạp vào Ðảng. Hồ sơ của cơ quan công an cho thấy, Ngô Ngọc Hải có tên
là Ngô Thanh Tâm (sinh 1955), có hộ khẩu thường trú ở phường Trần Hưng Ðạo, TP Qui Nhơn, Bình Ðịnh. Hải là một tội phạm có lệnh truy nã từ tháng 10/1986, vì trốn khỏi trại giam
sau khi phạm tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản (tòa tuyên giam 4 năm tù).
- Trưởng và phó công an xã say rượu, bắt người hành hung. Nguyễn Thành Nguyên, 28 tuổi, tố cáo Trưởng và phó công an xã Long Vĩnh, Gò Công Tây, Tiền Giang,
vô cớ bắt anh, đánh đập và dùng súng hăm dọa. Ngày 6/9, Phó chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Huyện ủy Trần Anh
Thông cho biết, vừa chỉ đạo công an xác minh, làm rõ nội dung đơn
thư của anh Nguyên.
- Tạm giam trưởng công an xã vòi tiền dân. Ngày 27/9, Viện trưởng VKSND huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi Võ Cao Ðức, cho biết Công an Bình Sơn vừa bắt tạm giam ông Ðỗ Thanh Vương, trưởng công an xã Bình Thạnh, về tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản. Theo kết quả xác minh, trong quá trình tách hộ khẩu cho người dân trên địa bàn, những người này đã đòi hàng chục người phải bồi dưỡng với số tiền hàng chục triệu đồng.
- Phó công an thị xã bị tố cáo nhận tiền chạy án cho
côn đồ. Ông Nguyễn Quốc Việt (Phó Công an thị xã Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng) bị tố cáo nhận 25 triệu đồng để chạy án cho 2 thanh niên có hành vi chém người. Ngoài ra, ông Việt còn bị người dân tố giác có nhiều hành vi sai phạm nghiêm trọng khác.
- Bắt viên công an chuyên cướp của các đôi tình nhân. Lợi dụng là công an, Cường dọa dẫm rồi cưỡng đoạt tài sản của các đôi tình nhân đang tâm sự nơi vắng vẻ. Thủ đoạn quen thuộc của Cường là đợi đến giai đoạn "cao trào", anh ta bò đến lấy hết quần áo của người phụ nữ, bẻ tay, đánh người con trai để cướp. Ðôi tình nhân không dám kêu vì xấu hổ. Ngày
9/10, Công an huyện Quỳnh Phụ Thái Bình cho biết, đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam Nguyễn Văn Cường (40 tuổi), nguyên công an xã ở huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình về tội cưỡng đoạt tài sản.
- Một trung tá công an gây náo loạn trường học. Ông Lê Minh Ca (trung tá, công tác tại Phòng cảnh sát bảo vệ Công an
tỉnh Sóc Trăng) kéo khoảng chục người nhà vào trường THPT Lê Lợi, tìm cách hành hung một học sinh lớp 10.
- Cưỡng dâm người đi đường, một công an lĩnh án 7 năm. Lợi dụng đêm tối, người bị hại không rành đường, Nguyễn Thế Võ, nguyên công an quận 9, TP HCM, đã dùng vụ lực để cưỡng bức nhân viên thư viện của một đại học.
- Hai sĩ quan quân đội bị bắt giam. Chiều 12/10, Cơ quan điều tra hình sự Quân khu 5, Bộ Quốc phòng đã quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt giam Nguyễn Quang Tuấn, 31 tuổi và Bùi Duy Dinh, 45 tuổi cùng về hành vi
"lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".
- Tra tấn lấy cung, 3 công an bị khởi tố. Cơ quan điều tra đã khởi tố ông Phạm Thế Tân, Huỳnh Thanh
Sơn và Lê Quang Gia (công an xã Ea Toh, Krông Năng, Ðăk Lăk) về tội cố ý gây thương
tích. Hơn một năm trước, họ đã gây ra vụ tra tấn lấy cung, gây thương tích nghiêm trọng ngay tại trụ sở công an xã.
- 11 công an, bộ đội hầu tòa trong vụ buôn vũ khí, ma túy. Ngày 27/10, TAND tỉnh Tuyên Quang bắt đầu xét xử 50 bị cáo trong đường dây mua bán ma túy và vũ khí. Trong số này có
11 bị cáo nguyên là cán bộ, chiến sĩ biên
phòng của hai tỉnh Hà Giang và Vĩnh Phúc. Dự kiến, phiên tòa kéo dài tới cuối tháng
12.
- Một công an bị cáo buộc hiếp dâm học sinh lớp 10.
Ngày 24/11, Viện trưởng VKSND Kiên Giang Trần Ngọc Hải cho biết, cơ quan này
vừa hoàn tất cáo trạng, chuyển hồ sơ sang TAND tỉnh đề nghị xét xử thượng sĩ công an Ðỗ Ðức Ðạo với tội danh hiếp dâm.
> Bắt cảnh sát hiếp dâm.Theo hồ sơ vụ án, ngày
19/7, thượng sĩ Ðạo (22 tuổi, công an khu vực phường An Hòa, thành phố Rạch Giá, Kiên Giang) chở một nữ sinh học lớp 10 đi gặp nhân chứng lấy lời khai.
Sau đó, công an này không đưa cô bé về nhà mà
chở vào một quán trọ thực hiện hành vi hiếp dâm.
- Hai công an chiếm đoạt ma túy, nhận hối lộ. Một người bắt quả tang vụ vận chuyển ma túy nhưng không xử lý mà "tịch thu" luôn 2 bánh heroin
bán lấy tiền tiêu sài. Còn người kia cố tình tạo chứng cứ giả để nhận hối lộ 10 triệu đồng. Ngày 4/12, hai công an trên đã bị TAND Hà Nội đưa ra xét xử cùng 21 người trong đường dây ma túy của Chu Văn Hiếu.
- Giang hồ Hà Nội 'bắt tay' với nữ trung tá
công an. Công an Hà Nội xác định, vụ phá nhà dân tại hồ Ba Mẫu, liên quan trung tá Dương Bích Thủy, nguyên đội phó trọng án công an thành phố có sự tham gia
của tay anh chị khét tiếng Hà Thành Tạ Hồng Ngọc (Ngọc "Xa Lộ") vừa bị bắt. Ngọc
"lót tay" Thủy gần 50 triệu đồng. Tuy nhiên, khi vụ việc vỡ lở, Dương
Bích Thuỷ chủ động đòi thêm 60 triệu đồng để "chạy án". Ngày 2/7, Văn phòng cơ quan Cảnh sát điều tra,
Công an Hà Nội đã khởi tố, bắt tạm giam Dương Bích Thủy.
- Một cựu công an bị đề nghị án tử hình do buôn ma túy. Ngày 8/12, tại phiên xét xử đường dây ma túy ở Hà Giang, cơ quan công tố đề nghị TAND tỉnh Tuyên Quang tuyên phạt án tử hình với bị cáo Nguyễn Bá Lý
(cựu trung tá, Công an tỉnh Hà Giang) cùng 4 người khác về các hành vi mua bán trái phép chất ma túy.
- Một công an lĩnh án
chung thân
vì 'trấn' ma túy của tội phạm. Chiều 15/12, TAND Hà Nội tuyên 6 án tử hình, 12 án chung thân trong giai đoạn 2 của đường dây ma túy do Chu Văn Hiếu cầm đầu. Với hành vi "ăn chặn" 2 bánh heroin tang vật rồi đem bán lấy tiền, Cà Văn Chương
(công an huyện Thuận Châu, Sơn La) phải nhận hình phạt chung thân.
- Hai thiếu tá công an tiếp tay cho
tội phạm bỏ chạy. Khi dẫn giải một bị can về buồng giam, hai thiếu tá công an Hoàng Văn Bằng và Chung Thanh Vịnh (huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng) đã tạo điều kiện cho người này trốn thoát. Theo kết luận điều tra, hai cựu thiếu tá công an Hoàng Văn Bằng (nguyên đội trưởng Ðội cảnh sát trật tự và hỗ trợ tư pháp Công an huyện Hạ Lang) và Chung Thanh Vịnh (cán bộ) đã tạo điều kiện cho bị can Lương
Minh Quang chạy thoát vào đêm 17/1.
- Trưởng công an phường bị khởi tố tội lừa đảo. Công an TP HCM vừa tống đạt quyết định khởi tố bị can với ông Trần Minh Hồng (nguyên trưởng công an phường 1, quận 4) về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Ông Hồng liên quan việc lập khống hồ sơ tạm trú KT3 để chiếm đoạt tiền đền bù giải tỏa.
- Công an lĩnh án chung thân vì
buôn thuốc phiện. Chiều 25/12, kết thúc phiên xét xử 50 bị cáo liên quan đường dây mua bán ma tuý, vũ khí, TAND tỉnh Tuyên
Quang tuyên phạt mức án chung thân với cựu trung tá Nguyễn Bá Lý (công an tỉnh Hà Giang). 3 án tử hình và 5 án chung thân khác cũng đã được tuyên với các đồng phạm của ông Lý.
- 2 công an bị đình chỉ vì bị tố cáo đánh người. Công an huyện Kiên Hải, Kiên Giang vừa đình chỉ công tác Phó trưởng công an xã Nam Du (Kiên Hải, Kiên Giang) Trương
Văn Quang và công an viên Phạm Hữu Nghị vì bị cáo buộc là đánh dân.
2 ông Quang và Nghị bị tạm đình chỉ công tác để chờ kết luận cuối cùng của Công an huyện Kiên Hải.
- Hai công an bị bắt vì 'bảo kê' chợ ma túy
Thanh Nhàn. Cục cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Bộ Công an vừa khởi tố, bắt tạm giam 2 nguyên công an phường Bạch Mai vì
có hành vi nhận hàng triệu đồng "bồi dưỡng" của những kẻ bán herion tại tụ điểm bán lẻ ma túy ở Bạch Mai. Ðó là ông Lê Văn Minh, Võ Xuân Long.
- 7 công an bị 'tiền bắn thủng'. Theo
kế hoạch, ngày 17/1, 7 bị can nguyên là công an, có hành vi nêu trên sẽ bị xét xử tại TAND Hà
Nội về tội nhận hối lộ. Ðó là Nguyễn Hữu Tươi, Dương Trọng Huấn, Vũ Hoàng Nam, Vũ Tiến Dũng, Trương Công Thạch, Nguyễn Hữu Toan và Nguyễn Anh Tuấn. Cùng hầu tòa với họ là 48 người tham gia mua bán heroin tại chợ "ma
túy" Thanh Nhàn với tội danh truy tố là tàng trữ trái phép chất ma túy, mua bán trái phép chất ma túy và không tố giác tội phạm.
- Trưởng công an phường bị tố cáo vay 1 tỷ đồng để cá độ. Chiều 18/1, trung tá Huỳnh Kim Thành (Trưởng công an phường 12, quận 3, TP HCM) đã đến Công an quận trình diện sau nhiều ngày bỏ nhiệm sở. Trước đó, ông Thành đã bị đình chỉ công tác để làm rõ thông tin vay nợ trên 1 tỷ đồng để... cá độ bóng đá và thua sạch.
- Khởi tố đội phó đội trọng án. Chiều 2/7, Công an Hà Nội đã khởi tố, bắt tạm giam bà
Dương Bích Thủy - Ðội phó đội trọng án. Trao đổi với VnExpress, một lãnh đạo Công an thành phố cho biết, bà Thủy bị khởi tố về tội "Cố ý hủy hoại tài sản người khác".
> Ðội phó đội trọng án bị tố cáo thuê côn đồ phá nhà dân / Bà Dương Bích Thủy phủ nhận việc nhận tiền thuê côn đồ. Bà
Thủy bị tố cáo nhận 150 triệu đồng của ông Trần Việt Sơn - Giám đốc Công ty Việt Huy, thông qua môi giới là Bùi Văn Giang để thuê côn đồ đập phá nhà của ông Ngô Viết Dũng (hàng
xóm nhà Sơn) tại hồ Ba Mẫu. Giang còn tố cáo bà Thủy "vòi" thêm 60 triệu đồng để chạy án cho Sơn và Phương (chị gái Sơn).
- Bắt cảnh sát hiếp dâm.
Ngày 8/10, Công an tỉnh Kiên Giang bắt tạm giam thượng sĩ Ðỗ Ðức Ðạo, nguyên cảnh sát khu vực phường An Hòa (TP Rạch Giá) để làm rõ hành vi "hiếp dâm". Trước đó, Viện phó Viện KSND tỉnh Kiên Giang đã ký lệnh "thay đổi biện pháp ngăn chặn" cho bị can Ðạo được tại ngoại.
- Phó công an thị xã chết vì
'dính' vụ ma tuý Hà Giang. Cơ quan chức năng tỉnh Vĩnh Phúc vừa cho biết, trước khi chết hôm
14/8, thiếu tá Nguyễn Văn Phương, Phó trưởng Công an thị xã Phúc Yên, đã để lại trên bàn làm việc của mình hai thư tuyệt mệnh.
- Một công an tiêu thụ 2 bánh heroin bị bắt. Ông Hà
Quốc Vượng, Công an tỉnh Ðiện Biên, vừa bị Cục cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý Bộ Công bắt quả tang có hành vi mua bán 2 bánh heroin. Ðịa điểm thượng uý Vượng tiêu thụ "hàng trắng" là khu vực trung tâm của thành phố Hà Ðông, tỉnh Hà Tây.
- 17 năm tù cho công an nhận hối lộ. Chiều 7/2,
TAND Hà Nội tuyên án 17 năm tù giam với bị cáo Nguyễn Hữu Tươi, nguyên cảnh sát hình sự Công an phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng về hành vi nhận hối lộ 109 triệu đồng. Cùng tội, 6 cựu công an khác chịu án 7-9 năm tù.
> Công nghệ bán lẻ heroin tại chợ ma túy Thanh Nhàn/ 7 công an bị 'tiền bắn thủng'
- Nguyên trưởng công
an bị đề nghị truy tố tội lừa đảo. Ngày 12/2, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP HCM đã đề nghị VKS truy
tố ông Trần Minh Hồng (45 tuổi, nguyên trưởng công an phường 1, quận 4) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Kết quả điều tra cho
thấy, Ban quản lý dự án quận 4 căn cứ hồ sơ đền bù giải tỏa, giấy tờ... cũng như bản sao sổ KT3 đền bù và hỗ trợ 1 triệu đồng/người cho các hộ bị di dời giải tỏa nhà ở phường 1. Lợi dụng việc này, Trần Minh Hồng làm 5 sổ KT3 giả để nhận số tiền 50 triệu đồng tiền hỗ trợ di dời của Ban Quản lý dự án quận 4. Ủy ban kiểm tra Quận ủy quận 4 phát hiện và chuyển vụ việc sang cơ quan công an.
- Ðiều tra thêm vụ 4 công
an 'bảo kê' trùm Ðồi Hoa Mai. TAND tỉnh Bình Thuận vừa trả hồ sơ về VKS để làm rõ thêm một số vấn đề trong việc truy tố 4 bị can nguyên là sĩ quan Công an tỉnh. Tòa án cho rằng, cần điều tra những chứng cứ quan trọng, mà việc này không thể bổ sung trong quá trình xét xử tại phiên tòa. VKSND tỉnh Bình
Thuận ra cáo trạng truy tố bị can Hoàng Ðình Loan (nguyên trung tá, phó trưởng công an huyện Hàm Tân) và Vương Ðình Hợp (nguyên thiếu tá, điều tra viên Công an tỉnh) về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm
trọng. Ông Loan còn bị xử lý thêm tội không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội. Bị can Nguyễn Quang Bản (nguyên thiếu tá, điều tra viên Công an tỉnh) và Nguyễn Duy
Bình (nguyên đại uý cảnh sát giao thông Công an huyện Hàm Tân) bị VKS truy
tố về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Ông Bình thêm tội nhận hối lộ.
- Công an xã bị tố cáo gí
roi điện, cạo đầu dân. Nạn nhân Nguyễn Văn Beo, 17 tuổi, phản ánh bị ông Vũ Xuân Chung, Trưởng công an xã Tân Hưng, Ðồng Phú, Bình Phước cùng cán bộ dưới quyền vô cớ đưa anh về trụ sở xã đánh đập. Họ dùng kéo cạo khoảng 1/4 mái đầu của Beo, sau khi đã sử dụng dùi cui và roi điện.
- Nguyên trung tá quân đội tự tử trong trại tạm giam. Ngày 18/1, nguyên trung tá Bùi Duy Dinh, giáo viên trường Thiếu sinh quân dân tộc Quân khu 5, đã treo cổ tự tử trong trại tạm giam của Quân đoàn 3. Trước đó, ông này cùng 2 sĩ quan khác có liên quan đến việc "biến" hàng trăm thí sinh dân sự thành quân nhân để thi tốt nghiệp bổ túc THPT.
- Ông Nguyễn Văn Viện nhiều lần đến các cơ quan chức năng tố cáo ông Phan Văn Khải (cán bộ VKSND huyện Bù Ðăng, Bình Phước) hiếp dâm con ông, dẫn đến có thai. Sự việc xảy ra khi cô bé đang học lớp 10.
- Một cán bộ cơ quan tỉnh ủy hiếp bé gái
10 tuổi. Ông Nguyễn Hồng Hòa, công tác tại phòng ngân sách tỉnh ủy Bình Dương,
thừa nhận đã hiếp dâm một bé gái 10 tuổi khi cháu bé qua nhà ông này chơi.
- Trung úy công an 'bẫy' đồng đội bằng ma túy. Vì mâu thuẫn cá nhân, trung úy Lê Xuân Hoàng (Tổng cục an
ninh) cho ma túy vào xe máy của trung úy Mai Thế Quang, rồi lập kế hoạch báo công an tới kiểm tra xe của anh này.
Trên đây chỉ là một trong số ít những hành
vi xấu xa không khác xa là mấy với xã hội đen của cái gọi là
"công an" trong chế độ xã hội chủ nghĩa cộng sản vô thần, cũng đủ cả các hành vi như hành hung dân thường, đánh người vô cớ, bắt giam trái phép, trộm cướp, hiếp dâm con
gái nhà lành, tiếp tay cho giang hồ xã hội đen, buôn lậu ma tuý, bảo kê xã hội đen, tham ô hối lộ, ăn chơi đàng điếm, sa đoạ, làm giả hồ sơ, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, chạy án, cá độ, đánh bạc...
Vài lời khuyên cho công an Việt cộng, đây là những lời khuyên
tốt nhất cho công an Việt cộng được trích ra từ Kinh Thánh (Lời của Ðức Chúa Trời). Công an Việt cộng ráng nhập tâm Lời của Chúa để sớm cải tà quy chánh, hãy từ bỏ những âm mưu đen tối đàn áp dân
lành và hãy hướng thiện quay về với Nhân Dân chính nghĩa, hãy từ bỏ vô thần mà hãy
hướng thần, như vậy sẽ có một đ ời sống tâm linh tốt đẹp.
I-sa 10:1 Khốn thay cho những kẻ ban hành những luật tội lỗi, và những sắc luật áp bức,
I-sa 10:2 Tước đoạt lẽ công bình của người cùng khốn, cướp mất quyền lợi của người nghèo khó trong dân ta
Châm ngôn 28:3 Người cai trị độc ác áp bức người cùng khốn, khác nào trận mưa lớn không đem lại mùa màng.
Châm ngôn 16:20 Người nào chú tâm vào đạo lý sẽ được thịnh vượng; Phước cho người tin cậy nơi Chúa.
Châm ngôn 15:29 Chúa ở xa người gian ác, nhưng Ngài nghe lời cầu nguyện của người công chính.
Châm ngôn 15:3 Con mắt của Chúa ở khắp mọi nơi, quan sát kẻ ác cũng như người thiện.
Châm ngôn 3:33 Sự rủa sả của Chúa ở trong nhà kẻ ác, nhưng Ngài ban phước cho chỗ ở của người công chính.
Thánh Thi 147:6 Chúa nâng đỡ những kẻ khốn cùng, nhưng đánh đổ kẻ ác xuống đất.
Thánh thi 144:15 Phước cho dân tộc nào được như vậy; Phước cho dân tộc nào có Chúa là Ðức Chúa Trời mình.
Thánh thi 53:1 Kẻ ngu dại nói trong lòng rằng, không có Ðức Chúa Trời, chúng nó đều tồi bại và làm điều gian ác ghê tởm, không có ai làm điều thiện
Thánh thi 33:12 Phước cho nước nào có Chúa làm Ðức Chúa Trời mình, Dân tộc nào được Ngài chọn làm cơ nghiệp.
Xuất hành 23:8 Ðừng nhận hối lộ, vì của hối lộ làm mù mắt người sáng suốt, và bẻ cong lời lẽ của người công bình.
Phục truyền 16:19 Không được lệch lạc công lý hay thiên vị, không được ăn hối lộ, vì của hối lộ làm mù mắt người khôn và xuyên tạc lời của người ngay.
Mathiơ 5:10 Phước cho người vì sự công chính mà bị bắt bớ, vì Nước Thiên Ðàng thuộc về họ.
Mathiơ 5:44 Nhưng ta bảo các con: hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho kẻ bắt bớ các con
Mathiơ 5:45 Ðể các con trở nên con cái của Cha các con trên trời, vì Ngài cho mặt trời soi trên kẻ ác cũng như người thiện và ban mưa cho người công chính cũng như kẻ bất chính.
Nhóm Phóng Viên Dân Chủ-Nhân Quyền.
Stockholm, Sweden.
September 15th, 2007.
=END=
6- Thế Giới Kỳ Bí
- Cây cỏ cũng có tâm óc
Phạm Thái Lai
(SGT)
Luther Burbank là một thợ làm vườn nổi tiếng ở Santra Rosa, California, Hoa Kỳ. Ông đã bỏ ra nhiều năm trời để gây giống một loại cây xương rồng mới, không có gai. Khi làm việc với các cây xương
rồng ông thường thì thầm, thủ thỉ với chúng: "Ðừng sợ, xin đừng sợ, ta
không làm hại chúng bây đâu. Các ngươi không cần mọc lên các gai góc làm gì, ta sẽ sẵn sàng che chở các người, chống lại mọi kẻ thù". Ðiều lạ lùng là sau nhiều năm trời tình tự với cây, ông Luther đã thành công trong việc tạo nên một giống xương rồng mới không
có gai đúng như lời thì thầm của ông!
Theo Manly P. Hall, chủ tịch Hiệp Hội Khảo Cứu Triết Học ở Los
Angeles (Philosophical Research Society), lòng yêu hoa cỏ chân
thành của Burbank đã tạo nên một "chất dinh dưỡng đặc biệt" giúp chúng mọc tốt hơn và sản xuất hoa
trái nhiều hơn. Ông Manly tiết lộ: "Burbank giải thích cho tôi rõ, trong tất cả các cuộc thí
nghiệm, ông luôn luôn gây lòng tin đối với các cây
cỏ được thí nghiệm, nhờ chúng giúp đỡ để thí nghiệm được thành công, và bảo đảm với chúng rằng ông rất kính trọng và thương mến chúng, dù chúng có bé bỏng đến đâu đi nữa, ông vẫn tôn trọng sinh mạng chúng.
Burbank còn cho biết, cây cỏ có trên hai mươi giác quan khác nhau, nhưng vì giác quan của thực vật hoàn
toàn khác với giác quan của chúng ta nên con người khó có thể nhận ra được. Burbank không biết chắc cây cỏ có hiểu những lời ông nói
không, nhưng ông tin chắc nhờ thần giao cách cảm, chúng hiểu được ý nghĩa của những gì ông muốn nói".
Trong lúc Burbank đang tìm
cách trồng một giống cây toàn hảo ở California, thì một nhà vật lý học danh tiếng khác ở bên kia quả địa cầu cũng đang nghiên cứu các đặc tính đã tạo nên sự nhạy cảm của hoa cỏ. Jagadis Chandra Bose, giáo sư vật lý của trường đại học Presidency College, ở Calcutta, Ấn Ðộ, là một nhà khảo cứu luồng sóng điện trong sự sống và vật chất. Trong
khi làm thí nghiệm, ông rất ngạc nhiên khi nhận thấy cả bắp thịt lẫn kim loại đều có một phản ứng tương tự nhau khi bị đè ép hoặc bị kéo cho căng giãn.
Theo lý thuyết này, nếu sự tương
tự là có thật thì đối tượng lý tưởng nhất để khảo cứu chính là thực vật, vì chúng là sinh vật sống, nhưng không
có một hệ thống dây thần kinh, vì vậy không có khả năng phản ứng trực tiếp khi bị kích động.
Trong nhiều phương
diện, thực vật có nhiều hoạt động tương tự với động vật nhưng rất hữu hiệu và "tiết kiệm" hơn nhiều: chúng thở mà không cần một hệ thống mạch máu hoặc buồng phổi, chúng tiêu hóa mà không cần hệ thống tiêu
hóa, dạ dày, gan, ruột... Và chúng có thể di chuyển (dù rằng rất chậm) mà
không cần dùng bắp thịt. Bose lý luận, tương tự như vậy, chúng cũng có khả năng phản ứng khi bị kích xúc, mặc dù thực vật không hề có một hệ thống thần kinh chuyên biệt để làm việc này.
Bose thiết kế và chế tạo một dụng cụ đo lường thật nhạy cảm để đo mức phản ứng của cây cỏ. Dụng cụ đo lường dùng sự di động của một tia sáng phản chiếu, sự di động này có thể được phóng đại hằng ngàn lần, làm cho sự đo lường trở nên chính xác phi thường. Dùng máy đo này,
Bose có thể chứng tỏ, lá cây Horse Chestnut, cây cà rốt và cây củ cải trắng đều phản ứng lại với áp lực bên
ngoài như sự đè nén hoặc căng giãn giống như phản ứng của kim loại hoặc bắp thịt bị cùng một áp lực như vậy. Bose còn khám phá, ta cũng có thể đánh thuốc mê thực vật dễ dàng như động vật: chất thuốc mê chloroform làm chúng bất tỉnh, và không khí
trong lành giúp chúng hồi tỉnh!
Sau khi Bose đã đọc bài khảo cứa của ông trước Hiệp Hội Linnaen, vị chủ tịch hiệp hội viết thư khen: "Theo tôi, các thí nghiệm của ông đã chứng minh
thật rõ ràng rằng mọi phần của cây cỏ, chứ không phải chỉ phần chuyển động mà thôi, đều có thể bị kích xúc, và chúng phản ứng lại bằng cách tạo ra một luồng điện nhỏ để chống lại sự kích động này".
Năm năm sau, Bose xuất bản kết quả các thí
nghiệm của ông trong hai bộ sách dày, nhan đề Plant Response As A Means Of Physiological Investigation (Dùng Phản Ứng Của Thực Vật Như Là Một Phương
Tiện Ðể Khảo Cứu Các Hiện Tượng Sinh Lý). Trong hai cuốn sách này, Bose chứng minh,
có một sự tương tự kỳ lạ giữa làn da của giống ếch nhái và bò sát với da của trái
cây và rau cỏ. Các thí nghiệm của ông cho thấy, thực vật có thể bị "mệt" và phản ứng chậm lại khi bị kích thích liên tục, giống y như bắp thịt của động vật. Ông còn tìm thấy nhiều điểm tương đồng giữa phản ứng của cây cỏ với ánh sáng khi so với phản ứng của mắt đối với ánh sáng.
Dĩ nhiên vào lúc đó, các
nhà khoa học đương thời với Bose đã chế nhạo và chỉ trích các kết luận của Bose. Tuy nhiên, sau này, Bose được hoàng
gia Anh phong tước hiệp sĩ vì những thành quả của ông khi còn làm việc tại Ấn Ðộ. Sau đó Bose
còn được nhận vào làm
thành viên của Hiệp Hội Hoàng Gia (The Royal Society) một hội quán
khoa học danh tiếng nhất ở Anh. Chẳng bao lâu sau, Bose đã cải tiến độ nhạy của máy đo đến nỗi nó có thể cho thấy sự tăng trưởng của tế bào cây với độ khuếch đại 10 triệu lần.
Theo tạp chí Scientific American, nhờ máy này,
chỉ trong vòng 25 phút, ta có thể xác định môt cách đầy đủ phản ứng của cây cỏ đối với các chất xúc tác như phân bón, thực phẩm, dòng điện và các chất kích thích khác.
Mặc cho thiên hạ chỉ trích phản đối, Bose tiếp tục các thí nghiệm của ông về các phản ứng của thực vật. Các khám phá của ông rất là thú vị và hấp dẫn. Một tờ báo xuất tại Pháp, tờ Le Matin (Tin Sớm), đã có một nhận xét lý thú, "Khám phá của ông Bose làm chúng ta phải băn khoăng tự hỏi, nếu ta dùng một cành
hoa để đánh phụ nữ, thì ai sẽ bị đau hơn, bông hoa hay người phụ nữ?"
Vào thập niên bảy mươi,
bắt đầu có tin đăng trên tờ Pravda cho thấy, Liên Sô cũng đang tiến hành những thí nghiệm tương tự như Bose. Phóng viên tờ Pravda tường thuật về giáo sư Ivan Isidorovich Gunar, người cầm đầu phân khoa Sinh Lý Thực vật tại Học Viện Hàn Lâm
Timiryazev ở Mạc Tư Khoa như sau: "Theo tôi, dường như vị giáo sư này đang trò
chuyện với các cây cỏ của ông, và rõ ràng các cây này tỏ ra rất chăm chú lắng nghe
những lời nói từ ái thốt ra từ miệng người đàn ông lương thiện, có mái tóc hoa râm này".
Phân khoa có làm một phim
trong đó cho thấy cây cỏ phản ứng như thế nào khi bị ruồi đậu, ong châm, hay thương tích. Các phản ứng được ghi nhận như là một đường răng cưa lên xuống có cường độ cao thấp tùy luồng điện nhận được là mạnh hay yếu. Một cây viết được gắn vào máy đo điện kế đo phản ứng dòng điện của cây cỏ, cây viết chạy lên xuống theo dòng điện phát ra từ máy đo điện kế, vẽ thành những đường răng cưa. Cuốn phim còn cho thấy, khi ta ngâm cây vào thuốc mê chloroform, thì cây không có
phản ứng gì dù bị kích thích mạnh mẽ như bị đập mạnh hoặc bị bẻ gẫy. Trong khi bình thường, những hành động này sẽ gây những phản ứng mãnh liệt, có thể nhìn thấy rõ ràng trên đường răng cưa của đồ biểu.
Trong tờ tạp chí Nauka i
Religiya (Khoa Học và Tôn Giáo) có tường thuật lại những khám
phá mới của các khoa học gia làm việc tại viện đại học quốc gia Cộng Hòa Kazakhtan. Tại đây, trong một vùng có
trồng toàn cây táo (apple), các khoa học gia khám phá, các
cây trong vườn dường như có phản ứng tương đồng với tình trạng sức khỏe tinh thần cũng như thể chất của những người chăm sóc chúng.
Theo đuổi các khám phá mới của mình
cho đến khi có kết quả thực dụng, các nhà khoa học xứ Kazakhtan quyết định huấn luyện cây philodendron để chúng có thể nhận dạng được quặng mỏ kim loại. Họ dạy cây theo lối phản xạ tự nhiên như nhà sinh lý học Ivan Pavlov đã huấn luyện chó, bằng cách mỗi khi họ đặt một mẩu quặng gần cây này, họ liền tức thời truyền một dòng điện nhỏ vào cây.
Chẳng bao lâu sau, khi các nhà khoa học đặt một mảnh quặng gần cây, tức khắc cây có phản ứng (phát ra một luồng điện đo được trên đồ biểu của máy đo) mặc dù không hề bị chích điện. Trái lại khi ta đặt một tảng đá thường không chứa quặng kim loại, thì cây không phản ứng.
Giáo sư V.N. Pushkin và cộng sự viên
V.M. Fetisor, còn nghĩ ra, một người bị thôi miên có khả năng truyền thông sự cảm xúc nhạy hơn cả cây cỏ nhiều. Cộng tác với một nhà thôi miên nổi tiếng người Bảo Gia Lợi là ông Georgi Angushev, họ chọn một đối tượng thí nghiệm trẻ, tên Tanya, và đặt cô này cách cây thí nghiệm khoảng 80
phân. Sau đó, Angushev bắt đầu thôi miên cô Tanya. Khi Angushev báo cho Tanya biết rằng cô là
một người con gái đẹp nhất thế giới, thì cây viết gắn vào máy đo cường độ dòng điện của cây thí nghiệm, trước đó vẫn chỉ một đường thẳng, bỗng nhiên thấy xuất hiện những đường vẽ hình gợn sóng. Sau đó, Angushev báo cho tanya biết có nhiều sự cố khác
nhau lần lượt xảy ra, thí dụ không khí bỗng trở nên lạnh ghê hồn, và cây thí nghiệm cũng phản ứng theo như sự biến đổi tình cảm của Tanya. Cây thí nghiệm còn có thể khám phá
khi nào Tanya nói dối.
Giáo sư Pushkin kết luận:
"Có lẽ hai hệ thống thông tin, là tế bào thực vật và hệ thống thần kinh của động vật, có một liên hệ đặc biệt, vô hình... Nhờ vậy hai hệ thống tế bào sống hoàn toàn khác nhau đã có thể hiểu được nhau như đã chứng minh qua các cuộc thí nghiệm".
Hoa Daffodils trong mùa thu
Vào tháng Chín năm 1964, một tờ tạp chí
hàng tuần xuất bản tại Anh, tên Commercial Grower (Nhà Trồng Trọt Thương
Mại) đã giới thiệu một bức thư của một thợ làm vườn sống trong vùng Brixham, làng Devon. Ông này tường thuật, hiện ông đang "huấn luyện" các hoa flower bulbs, sao cho các loại hoa mùa
xuân, như Daffodills, có thể trổ bông vào mùa thu. Ông này nhận thấy, tại một trong
những nhà kiếng dùng để thí nghiệm, nơi có một nhân viên làm việc thường mở nhạc trẻ dùng một máy thâu băng xách tay, ông gặt hái được kết quả đáng khích lệ nhất. Và có lẽ chỉ là trùng hợp ngẫu nhiên khi vào lúc ấy, ban nhạc trẻ nổi tiếng nhất là the Mojos, vừa cho ra một tác phẩm mới rất được ưa chuộng, và hay được phát trên đài phát thanh, tựa đề Seven Golden Daffodils (Bảy Ðóa Hoa Daffodils Vàng).
Vào giữa thập niên
1960, có nhiều cuộc thí nhiệm được tiến hành để khám phá sự phản ứng của cây cỏ đối với nhiều loại âm thanh, tiếng động khác nhau. Một trong những nhà nghiên cứu tiền phong là Mary Pearl Weinberger làm việc tại đại học đường Iowa, tiểu bang Iowa, Hoa Kỳ. Họ nhận thấy rằng, cây lúa mì non mọc lẹ nhất khi ta cho chúng
nghe một âm thanh có giọng cao với tần số 5,000 hertz.
Vào năm 1968, một sinh
viên tại Denver, tiểu bang Colorado, Hoa Kỳ, tên là Dorothy Retallack, tiến hành một thí
nghiệm trong đó cô cho một nhóm cây hỗn hợp, bao gồm philodendron, bắp, củ cải, pelagornium và hoa tím Phi Châu, đều cùng được nghe hai nốt nhạc B và D chơi trên đàn dương cầm, thu vào băng, được lập đi lập lại mỗi ngày 12 tiếng đồng hồ. Sau ba tuần, tất cả các cây kể trên đều chết hết, thân cây ngả rạp về sau, hướng trước mặt ống loa, cứ như bị gió mạnh từ loa thổi ngã vậy, chỉ trừ cây hoa tím Phi Châu là còn sống sót và phát triển mạnh. Một nhóm
cây tương tự như thế, nhưng được trồng trong sự im lặng, thì vẫn phát triển một cách bình thường.
Cùng với giáo sư của cô là
Francis F. Broman, Dorothy Retallack tiếp tục theo đuổi cuộc thí
nghiệm. Cô tường trình kết quả: nhạc rock làm cho cây mọc tránh xa nguồn âm
thanh và làm cây phát triển một cách bất bình thường, có vẻ bịnh hoạn. Nhạc cổ điển như của Bach, Haydn, Beethoven hoặc nhạc đàn Sitar của Ấn Ðộ khuyến khích
cây mọc mạnh và làm chúng mọc hướng về nguồn âm thanh. Nhạc dân ca và nhạc đồng quê miền viễn tây dường như không gây ảnh hưởng gì cả.
Các thí nghiệm của Dorothy
không phải là những thí nghiệm duy nhất trong việc xác định ảnh hưởng của âm nhạc đối với sự phát triển của sinh vật. Trong cuốn sách tựa đề Supernature (siêu tự nhiên), tác giả Lyall
Watson cho biết, các vi trùng cũng bị ảnh hưởng tương
tự như vậy. Khi được nghe âm thanh dưới một tần số nhất định, chúng phát triển nhanh thần tốc, trái lại có một vài tần số khác chúng khô héo thật nhanh.
Không ai nghi ngờ có một mối liên hệ kỳ lạ giữa con người và thế giới cỏ cây. Nhưng mối quan hệ này ở dưới dạng nào? Cây cối có phản ứng lại với giọng nói của con người không? Cái gì đã gây nên những phản ứng này? Ðâu là bản chất của nó? Có phải phải ứng này hoàn toàn có tính chất cơ giới, một sự biến đổi có tính chất hoàn toàn phản xạ để thích ứng với sự thay đổi của môi trường, nhưng có cường độ quá yếu ớt, dụng cụ khoa học bình thường không thể đo lường được? Hay những phản ứng này chứng tỏ thực vật cũng có một hệ thống thần kinh tương đương với hệ thống thần kinh của động vật, mà trước nay chưa được khám phá? Có thể nào đây là biểu tượng của một tiềm năng mà từ xưa đến nay con người hằng mơ tưởng, nhưng chưa thực hiện được, tức là khả năng liên lạc theo lối thần giao cách cảm, tạo nên một đường dây thông tin trực tiếp giữa thực vật và thế giới động vật?
Tất cả đó còn là
những câu hỏi hiện đang được các khoa học gia ngày đêm nghiên cứu. Và mặc dù câu trả lời còn đang chìm đắm, các khoa học gia đều thừa nhận, thực vật là một thế giới rất phong phú không những sống, phát
triển mà chúng còn chứa đựng những tình cảm huyền bí, những cảm nhận đặc biệt, những suy tư khó có thể biết mà con người chưa thể khám phá.
=END=
7- Gương Xưa Tích Cũ
- Có phần thì hưởng
Mõ Sàigòn
(SGT)
Vương Văn, người huyện Ðông Xương, gia cảnh bần hàn, nên đến tuổi hai mươi vẫn mình ên gối chiếc. Mẹ là Lã thị, thấy vậy, mới nhân lúc Văn sửa hàng rào, bèn từ trong bếp chạy ra, lẹ miệng nói:
- Con chưa yên bề gia thất, thì mẹ chưa tròn
trách nhiệm, mà một khi chưa tròn trách nhiệm, thì lúc về đoàn tụ với tổ tiên. Mần răng ăn nói?
Văn thủng thẳng đáp:
- Tình mới đầu thì ngọt, lâu lâu rồi mới đắng. Con lại không chịu đắng quen, thì dính vô chi cho đời thêm rắc rối?
Lã thị lắc đầu nói:
- Bùi ngọt đắng cay. Ðó là hương vị của cuộc đời. Con đã là người, thì không thể nào trốn thoát được đâu!
Văn kiên quyết đáp:
- Một thời để yêu và một đời để... trả nợ. Nay mẹ lại bảo con lấy một thời để đổi một đời. Chẳng uổng lắm ư?
Ngày nọ, Văn theo chúng bạn đến Hàng Châu, bất chợt gặp Triệu Ðông Lâu là người cùng quê quán, đang buôn bán ở đây, nên hớn hở nói:
- Tha hương ngộ cố tri. Thiệt là quá đã!
Lâu cười cười đáp:
- Nhà ta tuy không thuộc loại cao
sang, nhưng gần nhiều người đẹp. Nếu đệ không bận chuyện đi đâu, thì sao không ghé cho tình thêm gắn bó?
Rồi dẫn Văn về nhà, nướng mấy con khô, kéo nhau ra hè mà nhậu. Ðang ào tuôn ngon trớn, bất chợt có một thiếu nữ đi qua,
nhìn thẳng vào mắt Văn rất là tình tứ, khiến Văn ngơ ngẩn như người mất hồn, ú ớ nói:
- Khi không chớp đèn, khiến phèo phổi tim gan
thiệt là khó chịu, cọng thêm lòng bứt rứt. Ðệ xin hỏi huynh: Người đẹp đó là ai vậy?
Lâu đáp:
- Thúy Vy. Con gái đầu của họ Tôn nhà bên cạnh. Chẳng những xinh đẹp, mà còn thổi sáo ngâm thơ, nên được nhiều nơi ngắm nghía. Ngặt một nỗi họ Tôn mê bài, nên mượn nợ lung tung, thành thử muốn bán con để trừ vào số nợ...
Văn nghe tới đây, bỗng nhớ tới sự rách nát của mình,
bèn lo lắng nói:
- Vậy là hoa đã có chủ, ván đã đóng thuyền. Có phải vậy chăng?
Lâu lắc đầu đáp:
- Theo sự thường thì như vậy, nhưng với họ Tôn thì khác. Bởi buổi sáng thì một giá, đến chiều lại thua thêm, thành thử giá bán con cứ luôn trồi không sụt. Thử hỏi: Duyên
nợ mà cứ lấy tiền ra đánh đố, thì còn êm được hay sao?
Văn, hết nhìn
lên trời lại nhìn xuống đất. Mãi một lúc sau mới lẩm bẩm nói rằng:
- Với số phận, không
một ai có thể chiến thắng, nhưng con người ta, tuy biết trước không thể đương đầu cùng số phận, nhưng vẫn can đảm tiến lên. Vẫn cố đem hết khả năng phang cho tới bờ tới bến.
Rồi ngẩn ra mà
quên cả chuyện trò. Lâu thấy vậy, mới cười cười nói:
- Nếu đệ hợp nhãn muốn xáp vô,
thì ta nguyện sẽ là người mai mối.
Văn hoảng hốt đáp:
- Nhà đệ chỉ có ruộng. Không
có vàng, lại càng không có hột xoàn. Làm sao chơi tới?
Lâu mạnh dạn nói:
- Người ta đang túng.
Mình đúng lúc nhảy vô, thì dẫu ít kim ngân cũng nhào vô chơi láng.
Văn vội đưa tay khoát khoát mấy cái, rồi ngập ngừng nói:
- Tâm lãnh hảo ý của huynh,
nhưng túi thì cạn, gia cảnh lại nghèo. Chỉ sợ môi miệng thốt ra, rồi ôm vào nỗi nhục, thì trước là làm trò cười cho thiên hạ, sau nhụt chí nam nhi, thì thiệt là không đúng!
Lâu nghe vậy, với tay cầm ly rượu, ực cho một cái, rồi chậm rãi nói:
- Ngày nọ, ta bổ hàng về Phúc Kiến, dọc đường bị cướp nên trắng sạch đôi tay, đành phải ôm gốc cây mà khóc. Bỗng có một đạo sĩ đi ngang, dừng chân lại, hỏi: "Ngươi là rường cột của nước nhà, là nơi nương tựa của vợ con, mà lại hu hu ở chốn này, là cớ làm sao?". Ta rầu rĩ đáp:
"Tạo hóa không cho lòng can đảm, lại bày
chuyện trớ trêu, khiến tiền bạc đội nón ra đi mà chẳng dám làm chi hết cả!". Lúc ấy đạo sĩ mới kéo ta đứng lên mà nói rằng: "Quy luật bù trù trong thiên nhiên rất công bằng. Ðạo vận động như nước, lấy chỗ dư bù vào chỗ thiếu. Cho nên, được trời phú cho sức mạnh, cũng chớ vội mừng, vì lắm khi đó lại chính là hiểm họa về sau. Bởi, khi cho ta cái gì, thì thiên nhiên sẽ lấy lại của ta một phần tương ứng, mà lắm khi phần bị mất đi, lại nhiều hơn cái mà được ban cho nữa..."
Rồi nhìn thẳng vào mắt Văn, chắc nịch nói:
- Khi người ta thật sự yêu
thích một người, thì người ta sẽ sẵn sàng tha thứ hết mọi tính toán của... mẹ của người đó. Có phải vậy chăng?
Văn lắp bắp đáp:
- Phải! Phải!
Lâu lại nói:
- Ðàn ông đại trượng phu phải lấy vợ làm trọng. Chớ không phải là... mẹ vợ. Có đúng vậy hông?
Văn nghệch mặt ra một chút, rồi ấp úng đáp:
- Ðúng! Ðúng!
Lúc ấy, Lâu mới cẩn trọng nói rằng:
- Ta có mười lạng vàng.
Tính lúc hồi hương sẽ xây mồ xây mả. Nay ta mang ra cho đệ mượn, để nối một nhịp cầu, rồi khi mọi sự hạnh thông, hãy xòe tay thanh toán.
Văn cúi đầu lạy tạ. Qua ngày mai, Lâu nhờ mai mối qua đánh tiếng, nhưng Tôn thị lắc đầu không chịu, còn cong môi nói:
- Muốn vợ mà keo. Mười lạng chưa đủ mua... trầu. Làm sao mà tính?
Lúc ấy, Thúy Vy trong phòng hốc tốc chạy ra, gấp gáp nói:
- Hàng ngày mẹ trách
con không làm được nhiều tiền. Nay con hết sức hoàn thành tâm nguyện cho mẹ. Chỉ xin mẹ đừng quá tính toán mà đuổi thần tài đi mất.
Tôn thị bỗng bừng bừng sắc giận, cau mặt nói:
- Có bột mới gột nên hồ. Có gạo mới thổi được thành cơm. Còn thằng này rớt cả... cái mồng tơi, thì thần tài ở đâu mà đuổi?
Tối ấy, Thúy Vy không làm
sao ngủ được, bèn lấy giấy hoa tiên, trang trải lòng mình lên trang giấy: Ðau thể xác thì
có thể uống thuốc giảm đau. Chứ đau tinh thần thì không thuốc nào chữa được. Ðã thật nhiều khi thiếp nghĩ: Lòng trời sao khéo đỗi vô tình. Mới cho gặp mặt mà đã vội lìa xa, khiến thiếp xót xa cho gan vàng mệnh bạc - bởi chưa thấy có ai
chân thực như chàng - để thiếp cùng đi, cũng như ký thác tuổi xuân nơi người mình thương mến. Ðến bây giờ thiếp mới hiểu: Ái tình không thể đo lường bằng năm tháng, mà chính là sự rung động, là cái thâm sâu, là như thể đã thương nhau từ kiếp trước, nên chỉ thoáng chốc đã quyến luyến chàng rất nặng. Vậy nếu chàng không chê thiếp là đường đột, là cột đi tìm trâu, là phận nữ nhi mà không chút chi phần e thẹn, thì
xin hẹn đêm mai - sẽ trốn đi theo chàng - để chữ phu thê nồng ấm tuổi thanh xuân, xóa
tan đời đơn lẽ...
Qua ngày mai, lúc Vương
Văn đang ở hàng rào nhìn sang nhà bên cạnh, chợt Thúy Vy đi ngang, mĩm cười, rồi rơi thư xuống đất, khiến Văn ngạc nhiên đến cùng cực, bèn hấp tấp chạy vào phòng, lôi thư ra đọc. Ðọc đến đâu mừng rơn đến đó, liền chạy đến phòng của Ðông Lâu, mà nói rằng:
- Mười lạng không
mất mà chiếm được mục tiêu. Thiệt là quá đã!
Lâu đọc thư xong, mừng reo
nói:
- Ðời người là vậy. Tới vội vàng, đi vội vã. Không biết ngày sau sẽ ra sao?
Rồi nhỏ giọng nói:
- Cơm không thể không ăn, tình
không thể không đáp. Ta sẽ chuẩn bị cho đệ hai con lừa, một ít kim ngân, cùng thực phẩm đủ dùng trong hai tuần sắp tới. Chỉ mong đệ tìm tiểu lộ mà đi, để mẹ nàng không bắt được, thì chữ trăm năm mới dài lâu gắn bó.
Văn, hết mở to mắt nhìn Lâu, lại nhìn thư, rồi lo lắng nói:
- Vừa thấy nhau một lần, mà
tình sâu nghĩa nặng. Thế gian này, lẽ nào như vậy mà tin được hay sao?
Lâu mĩm cười đáp:
- Ðệ, nghi ngờ thì giỏi, mà đường tình không được thông minh, nên mới ngớ ngẩn truy
tìm như thế.
Văn nghe vậy, mặt đực ra như trên rừng... rơi xuống, ngơ ngác nói:
- Ðệ thốt điều hữu lý, mà
huynh lại cười chê, là cớ làm sao?
Lâu ưởn ngực ra phía
trước, rồi khẳng khái đáp:
- Nếu người ta không cam lòng tự nguyện, mình
có trói người ta lại, cũng chỉ thêm đau khổ mà thôi. Còn đàng này người ta không ngại mình là phận gái, lại lấy chân tình ra bày tỏ, trên giấy trắng mực đen, thì sự thành
tâm đã bày ra trước mắt. Ðó là chưa nói trốn cha mẹ mà đi, mặc cho song thân hoảng lên vì chuyện nợ - thì không phải lấy số Tử vi - cũng biết bên tình cao hơn hiếu.
Rồi nắm lấy vai của Văn mà nói
rằng:
- Tình đang nặng, thì
cha mẹ là nhẹ. Nhưng một khi va chạm với đời, thì mới thấy tình cha mẹ nặng thêm nhiều chút nữa. Vì vậy, để hạnh phúc được dài lâu, đệ phải cố đưa vợ con về thăm ngoại. Trước là dạy cho con mình ôm chữ hiếu, sau cũng cố thâm
tình để lui đặng ngày sau, lỡ một mai thiếu ăn đời cơ cực.
Văn gật gật mấy cái, rồi dzọt miệng nói:
- Ngoại như vậy. Còn nội thì sao?
Lâu gõ gõ ngón tay xuống bàn mấy cái, rồi từ tốn đáp:
- Tiến về nội. Thối về ngoại. Khi
nào đệ có của để của ăn, thì hẵng đưa vợ con về ra mắt.
Văn lại hỏi:
- Làm vợ dễ hơn làm
dâu. Có phải vậy hông?
Lâu đồng tình đáp:
- Ðúng! Ðúng! Mà đệ phải nhớ câu này...
Văn trố mắt hỏi:
- Câu gì?
Lâu nhỏ giọng đáp:
- Vợ có thể bỏ ta, nhưng mẹ không
bao giờ bỏ ta được. Vậy khi buộc phải chọn một trong hai, thì cứ việc chọn vợ cho bình tâm chắc cú!
=END=
**********************************